(Baothanhhoa.vn) - Những ngày qua nhiều người tỏ ra bức xúc với thông tin, hình ảnh Chùa Quan Thánh (nằm trong Khu Di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch, phường An Hưng, TP Thanh Hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia) bị tô vẽ, xâm hại nghiêm trọng làm biến dạng, sứt mẻ các bức phù điêu và bia cổ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ di sản

Những ngày qua nhiều người tỏ ra bức xúc với thông tin, hình ảnh Chùa Quan Thánh (nằm trong Khu Di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch, phường An Hưng, TP Thanh Hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia) bị tô vẽ, xâm hại nghiêm trọng làm biến dạng, sứt mẻ các bức phù điêu và bia cổ.

Nhiều bức phù điêu tạc hình người bên ngoài di tích bị tô vẽ.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có văn bản về việc kiểm tra, làm rõ trách nhiệm quản lý của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc này. Đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp với các phòng chức năng của TP Thanh Hóa đề xuất biện pháp xử lý. Việc làm này thể hiện trách nhiệm vào cuộc xử lý kịp thời của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, để trả lại diện mạo ban đầu cho di tích là điều không dễ.

Từng có nhiều di sản văn hóa sau khi bị xâm hại, dù sự vào cuộc khắc phục rất kịp thời và tốn kém, nhưng cũng không thể trả lại nguyên trạng. Câu chuyện về bức tranh sơn mài “Vườn xuân Bắc Trung Nam” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh bị biến dạng sau quá trình bảo tàng thực hiện vệ sinh một cách thiếu trách nhiệm là ví dụ. Dù tập trung nhiều chuyên gia để khắc phục, nhưng bảo vật quốc gia này vẫn không thể trở lại được giá trị ban đầu.

Những câu chuyện như thế trong tu bổ di tích lâu lâu chúng ta lại nghe và xót xa. Việc vào cuộc xử lý của cơ quan chức năng sau khi sự việc xảy ra dù có cố gắng đến mấy, thì cũng chỉ được xem như là câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”.

Với công tác bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa hiện nay, chưa dễ gì để có thể thay đổi ngay được tư duy sáng tạo vô tổ chức cũng như sự nhiệt thành thái quá nhưng thiếu kiến thức của một bộ phận người dân dẫn đến phá hoại di sản. Không chỉ di tích tôn tạo tự phát, kể cả trong trường hợp được cấp phép tu bổ, tôn tạo, nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng, thì sai phạm vẫn xảy ra. Điều cần là cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền nơi có di sản phải có biện pháp quản lý phù hợp, trong đó vừa từng bước thay đổi nhận thức của người dân, vừa có những biện pháp xử lý mạnh tay để răn đe, cảnh tỉnh. Quy định pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa không phải là không đủ mạnh, mà bởi còn có những người, những nơi thực thi chưa đủ kịp thời, quyết liệt để ngăn cản sự xâm hại.

Nếu như vai trò của cán bộ văn hóa cơ sở được phát huy đầy đủ, việc tô vẽ, xâm hại ở chùa Quan Thánh được phát hiện, ngăn chặn từ khi mới bắt đầu, thì có thể đã không phải rơi vào tình trạng truy xét trách nhiệm hiện nay. Cơ quan quản lý không chỉ biết quy trách nhiệm sau khi di sản bị xâm hại, mà thay vào đó là sự chủ động để di sản không bị xâm hại. Một di tích bị xâm hại đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11) là điều rất buồn, nhưng hy vọng sẽ góp phần cảnh tỉnh để nỗi buồn tương tự không tái diễn.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]