(Baothanhhoa.vn) - Huyện Mường Lát có 853 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự du nhập phát triển của văn hóa mới và hội nhập quốc tế, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đang dần bị mai một. Vì vậy, nhiều năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế, huyện Mường Lát luôn quan tâm tới việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, trong đó có chữ viết.

Mường Lát giữ gìn, phát huy giá trị chữ Hán Nôm Dao

Huyện Mường Lát có 853 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự du nhập phát triển của văn hóa mới và hội nhập quốc tế, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đang dần bị mai một. Vì vậy, nhiều năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế, huyện Mường Lát luôn quan tâm tới việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, trong đó có chữ viết.

Mường Lát giữ gìn, phát huy giá trị chữ Hán Nôm Dao

Học viên tham gia lớp học chữ Hán Nôm Dao tại huyện Mường Lát.

Với mong muốn hiểu biết và lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc riêng có của dân tộc mình, từ tháng 4 đến tháng 6-2022, vào các buổi tối tại nhà văn hóa bản Hạ Sơn, nhiều người dân trong bản đã hăng hái theo học chữ Hán Nôm Dao. Lớp học có 30 học viên, người trẻ nhất 10 tuổi, người lớn tuổi nhất 53 tuổi. Lý do đơn giản theo học chữ Hán Nôm Dao của các học viên là người Dao phải biết đọc, biết viết chữ để hiểu thêm về văn hóa dân tộc mình, từ đó bảo tồn, gìn giữ và phát huy cho các thế hệ mai sau. Cháu Tặng Việt Quân, 10 tuổi, ở bản Hạ Sơn - học viên trẻ tuổi nhất của lớp học cho biết: Cháu lớn lên bằng tiếng ru của bà, của mẹ. Lên 4 - 5 tuổi bà nội thường đọc cho cháu nghe những vần thơ, câu chuyện và hát những làn điệu dân ca của dân tộc Dao. Qua nhiều năm tháng, tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao ngày càng lớn dần, vì vậy, khi biết tin có lớp học dạy chữ dân tộc Dao mở tại nhà văn hóa của bản, cháu xin phép bố mẹ theo học. Hiện cháu đã biết đọc, biết viết chữ của người Dao, bố mẹ rất vui mừng và luôn động viên cháu thường xuyên ôn luyện để không bị lãng quên...

Ông Lê Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi, cho biết: Được sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa, đã có 4 lớp dạy chữ Dao được mở tại xã Pù Nhi. Mỗi khi có lớp dạy chữ Dao, bà con ở các bản Pù Quăn, Hạ Sơn rất tích cực tham gia. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đấu mối với các cơ quan chức năng, mở lớp dạy chữ để đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn xã có điều kiện học tập chữ viết của dân tộc mình, cùng chung sức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của ông cha.

Thời gian qua, để bảo tồn, gìn giữ và phát huy chữ viết của đồng bào dân tộc Dao, huyện Mường Lát đã phối hợp với Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa mở lớp dạy chữ Nôm Dao. Từ năm 2019 đến nay, huyện Mường Lát đã mở 8 lớp dạy với 246 học viên. Sau khi học xong, các học viên đã tích cực truyền dạy lại cho các thành viên trong gia đình, hàng xóm và những người trong bản.

Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Lát, cho biết: Từ ngày có lớp học chữ Dao trên địa bàn huyện, số lượng học viên tăng lên, từ đó người biết viết chữ Dao cũng tăng theo. Việc mở lớp không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Dao, góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, gìn giữ nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Với giá trị to lớn như vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện có thể để người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc Dao nói riêng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Bài và ảnh: Nguyễn Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]