(Baothanhhoa.vn) - Tôi cùng quê với nhà thơ Lê Đăng Sơn - Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa - như anh thường nói, làng tôi và làng anh “cách nhau một ngọn gió đồng”. Xã anh nằm ven chân núi Rừng Thông, nhìn hút mắt qua những cánh đồng phía Tây là xã tôi, đều thuộc huyện Đông Sơn. Trước khi là nhà thơ, cán bộ tuyên giáo, nhà giáo, Lê Đăng Sơn là chiến sĩ giải phóng.

Lê Đăng Sơn với “Khúc hát xanh”

Tôi cùng quê với nhà thơ Lê Đăng Sơn - Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa - như anh thường nói, làng tôi và làng anh “cách nhau một ngọn gió đồng”. Xã anh nằm ven chân núi Rừng Thông, nhìn hút mắt qua những cánh đồng phía Tây là xã tôi, đều thuộc huyện Đông Sơn. Trước khi là nhà thơ, cán bộ tuyên giáo, nhà giáo, Lê Đăng Sơn là chiến sĩ giải phóng.

Lê Đăng Sơn với “Khúc hát xanh”

Anh đã cùng đồng đội xông pha khói lửa, kiên cường chiến đấu tại mặt trận miền Đông Nam bộ rồi tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30-4-1975. Do đó, trong 6 tập thơ đã xuất bản của anh đều không thể vắng bóng những người lính của một thời trận mạc. Một trong những tập thơ đó là “Khúc hát xanh” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2012, cũng khắc đậm dấu ấn Bộ đội Cụ Hồ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, những người lính vào chiến trường đều không thể quên Trường Sơn, con đường huyền thoại đã góp phần to lớn vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trên con đường ấy, bao nhiêu bộ đội, thanh niên xung phong đã ngày đêm thông tuyến, mở đường, lo đảm bảo hậu cần cho những đoàn quân ra trận, ở đó có những cô gái xứ Thanh:

Trường Sơn ơi! Những tháng năm ra trận

Bao cô gái xứ Thanh đã đến đất thiêng này.

(Nhớ về em)

Năm tháng đã trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng trong tâm tưởng những người lính không thể nào quên đồng đội của mình:

Những trận đánh hằn lên trong ký ức

Trong giấc mơ tôi thao thức những đêm dài

Bao đồng đội tuổi hai mươi đi mãi

Để bến sông hóa đá đợi chờ ai?

(Trong giấc mơ tôi)

Những người lính qua chiến tranh trở về như mắc nợ với những người đã khuất:

Bạn thời lính chiến gặp nhau

...

Cụng ly rượu nhớ một thời mắc nợ

(Bạn thời lính chiến)

Nỗi niềm và nghĩa tình đồng đội sâu nặng đó được khắc họa đậm nét trong tập thơ “Khúc hát xanh” của Lê Đăng Sơn như là khúc ca mãi mãi tuổi hai mươi về những người lính đã quên mình cho đất nước tự do, cho dân tộc trường tồn.

Tập thơ “Khúc hát xanh” của nhà thơ Lê Đăng Sơn gồm 68 bài, trong đó có 22 bài viết về quê hương Thanh Hóa. Đó chính là khúc hát thiết tha, nghĩa tình về nơi chôn rau cắt rốn của anh, niềm tự hào của nhà thơ và những người con xứ Thanh về con người và mảnh đất này.

Đó chính là những ký ức về lịch sử xứ Thanh, nơi Nguyễn Hoàng mang gươm đi mở cõi:

Khói hương trầm chơi vơi

Nhớ người xưa đã khuất

Nguyễn Hoàng đi mở đất

Xanh sắc trời phương Nam.

(Tiếng chim đồi Thiên Tôn)

Về Lam Kinh dường như vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng những đoàn quân áo vải của Lê Lợi đang nguyện thề cùng nhau đuổi giặc ngoại bang giữ lấy non sông:

Tìm hương rượu ngày xưa Lê Lợi uống

Nghe “Đại cáo Bình Ngô” vang vọng đất trời.

(Mùa thu về lễ hội Lam Kinh)

Không chỉ có Lam Kinh là di tích lịch sử quốc gia mà thành Tây Đô cũng trở thành di sản văn hóa thế giới, nơi để lại dấu ấn một vương triều:

Thành Tây Giai

Thành Tây Đô

Thành An Tôn

Thành Nhà Hồ

Bốn chữ thành lưu danh hậu thế

Vương triều Hồ dâu bể

Bảy thế kỷ qua đi.

(Xuân sớm thành Tây Đô)

Mỗi năm vào dịp lễ hội, người người tìm về Am Tiên, nơi có huyệt đạo linh thiêng, nơi có đền thờ Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc:

Anh cùng em lên thăm Am Tiên

Mảnh đất linh thiêng biết bao kỷ niệm

Bà Triệu tướng cưỡi voi hiển hiện

Tiếng cồng vang vọng ngàn Nưa.

(Lên Am Tiên)

Trong chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra, mảnh đất xứ Thanh lại tiếp tục gồng mình chống lại cuộc không chiến tàn bạo. Ngày 14-6-1972, bom Mỹ đã cướp đi sinh mạng những nữ sinh trên đê sông Mã:

Sông Mã êm trôi sóng nước xôn xao

Nỗi đau cồn cào người còn sống

Triền đê gió lộng ai hát câu huầy dô

Gió xô gió vẫy

Những con bướm bay

Run rẩy cả nắng chiều

Các chị thành nỗi nhớ thương yêu.

(Trước triền đê sông Mã)

Tuy nhiên, bom đạn kẻ thù không thể khuất phục. Vẫn còn đó một Hàm Rồng hiên ngang, kiên cường nối mạch giao thông vào với chiến trường:

Hàm Rồng ơi! Những tên chị, tên anh...

Gánh hai cuộc chiến tranh giữ cây cầu huyền thoại

Kẻ cướp trời suốt đời còn sợ hãi

Dẫu bốn lăm năm đi qua cầu đã hóa tượng đài.

(Hàm Rồng mãi yêu thương)

Nói đến Hàm Rồng, không thể quên Nam Ngạn. Cả làng ra trận với tinh thần quyết giữ mạch máu giao thông thông suốt cho những chuyến xe chở hàng, chở bộ đội vào chiến trường chiến đấu:

Tên làng nở bừng trang sử

Toàn dân ra trận diệt thù

Bom Mỹ xé trời xé đất

Hiên ngang bất khuất làng Nam.

(Làng Nam Ngạn)

Không chỉ có Hàm Rồng - Nam Ngạn, mà thời đó, ở đâu trên mảnh đất xứ Thanh đều dốc lòng dốc sức cho tiền tuyến, bám đất bám làng sản xuất và kiên cường chiến đấu, bảo vệ quê hương, từ đất liền đến hải đảo:

Mặc cho sóng gió gian truân

Đảo Mê ơi! Ánh mắt thần yêu thương.

(Gửi đảo Mê)

Đảo là trạm gác tiền tiêu

Là hòn ngọc bích thương yêu bến bờ.

(Đảo Nẹ quê mình)

Xứ Thanh biển bạc rừng vàng đã vinh dự được nhiều lần đón Bác vào thăm. Rừng Thông nơi đời đời khắc ghi lời dặn của Người về kháng chiến, kiến quốc:

Rừng Thông mãi còn in bóng Bác

Trống đồng ngân vang vọng tiếng nhớ thương

Vâng lời Bác! Cả quê Thanh vươn tới

Bác mỉm cười phơi phới gọi xuân về.

(Rừng Thông nhớ Bác)

Sầm Sơn nơi tiếp đón đồng bào miền Nam tập kết, nơi cư dân hợp sức đồng lòng chống chọi với sóng to gió lớn để xây dựng cuộc sống, đóng góp vào cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nơi mà ai ai cũng biết đền Độc Cước, đền Cô Tiên:

Đền Độc Cước khói hương trầm da diết

Biết không em - Hòn Trống Mái có đôi.

(Về Sầm Sơn đi em)

Đền Cô Tiên chứng giám lời chiêm bái

Khói hương thơm trong sóng nước biếc xanh.

(Chuyện tình bên hòn Trống Mái Sầm Sơn)

Nơi đây Bác Hồ đã về thăm và cùng kéo lưới với ngư dân. Hình ảnh đó mãi mãi khắc ghi trong lòng mỗi người dân xứ Thanh để đồng lòng, đồng sức, nỗ lực phấn đấu thi đua xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu.

Thanh Hóa ngày nay không chỉ có Cảng Hàng không Thọ Xuân, Khu Công nghiệp Nghi Sơn... mà đang đầu tư phát triển Khu du lịch Bến En, nơi tựa như “vịnh Hạ Long trên cạn”:

Bến En xanh - Bến En xanh

Hồ trên núi biếc long lanh nước trời

Nhấp nhô đảo, nhấp nhô đồi

Như Thanh ơi! Bến nói lời tình yêu.

(Bến En xanh)

Chỉ ngần đó vần thơ, Lê Đăng Sơn đã ghi lại, khắc họa lại và tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ, huyền diệu của mảnh đất xứ Thanh. Lê Đăng Sơn đã nhắc nhớ, khắc ghi truyền thống của cha ông cùng những di tích, huyền thoại đi liền với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trong chiến đấu, bền bỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất và tinh thần đồng lòng của người xứ Thanh trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng.

Có thể nói, “Khúc hát xanh” của Lê Đăng Sơn là khúc tráng ca “mãi mãi tuổi hai mươi” về các liệt sĩ, thương binh, cựu chiến binh đã quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, còn là khúc ca hào sảng, niềm kiêu hãnh, tự hào về quê hương xứ Thanh thân thương, yêu dấu.

Minh Trang


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]