(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thọ Xuân có 55 di tích được xếp hạng trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 4 di tích cấp quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh và 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân phát huy các giá trị di tích, danh thắng để phát triển du lịch

Huyện Thọ Xuân phát huy các giá trị di tích, danh thắng để phát triển du lịch

Đặc sản truyền thống bánh lá răng bừa Xuân Lập được giới thiệu trong khuôn khổ lễ hội Lê Hoàn năm 2019.

Huyện Thọ Xuân có 55 di tích được xếp hạng trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 4 di tích cấp quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh và 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được quản lý và từng bước được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhằm khai thác giá trị văn hóa phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và thu hút khách du lịch.

Cùng với đó, trên địa bàn huyện còn có nhiều làng nghề với những nét văn hóa đặc sắc cùng những đặc sản nổi tiếng từ xa xưa như: Bánh gai Tứ Trụ; bánh lá răng bừa Xuân Lập; kẹo lạc Xuân Yên; nem chua Xuân Bái; nem nướng thị trấn Thọ Xuân; làng nón Thọ Lộc; đồ mỹ nghệ (Xuân Bái, Thọ Minh, Bắc Lương). Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm khác như: Bưởi Luận văn; tranh đá, tranh gạo rang... Những sản vật của địa phương mang nét đặc trưng riêng với những nét văn hóa truyền thống còn lưu giữ và phát huy cho tới ngày nay đã được đông đảo du khách thập phương biết đến, ưa thích và chọn lựa mỗi lần đặt chân đến Thọ Xuân.

Những di tích, danh thắng là tiềm năng lớn, vô giá, là cơ sở để huyện Thọ Xuân phát triển các loại hình du lịch đa dạng và hấp dẫn. Trong những năm qua, huyện đã đầu tư mạnh cho ngành du lịch phát triển, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ cá thể làm du lịch. Hiện tại toàn huyện có trên 20 cơ sở lưu trú du lịch, 19 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch đã được thẩm định. Các nhà hàng, khách sạn bước đầu có sự phát triển theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng, phục vụ du khách. Điều đáng mừng đó là hệ thống giao thông, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tuy vậy, Thọ Xuân vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh nói trên để phát triển du kịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, tâm linh. Huyện mới chỉ dừng lại ở việc thu hút khách về mặt số lượng nhưng chưa phát huy hết những lợi thế điểm đến để đẩy mạnh phát triển du lịch, khách lưu trú rất ít. Để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh gắn với du lịch cộng đồng bền vững trong giai đoạn 2020-2025, huyện Thọ Xuân xác định rõ, các giá trị lịch sử, văn hóa, các di tích, danh thắng và đặc sản địa phương chính là cơ sở quan trọng để huyện đưa ngành du lịch trở thành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tại quần thể Khu Di tích Lam Kinh, huyện sẽ xây dựng các tour, chương trình du lịch gắn với hoạt động dâng hương, tìm hiểu lịch sử, tham quan các điểm trong khu di tích... Bên cạnh đó, xây dựng các gói, tour du lịch sinh thái như: Khám phá sông Ngọc, hồ Tây và hồ Như Áng bằng thuyền du lịch; trải nghiệm Hội thề kết nghĩa tại phông nền tái hiện Hội thề Lũng Nhai với tích “Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”; trải nghiệm trình diễn làng nghề truyền thống, với các sản phẩm nổi tiếng như bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa Xuân Lập, nem nướng thị trấn Thọ Xuân, kẹo lạc Xuân Yên, tranh đá, tranh gạo Xuân Lam, nón Thọ Lộc. Đặc biệt, tại xã Xuân Phú, trải nghiệm dịch vụ lưu trú homestay, tìm hiểu nhà sàn và các dụng cụ sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của đồng bào Mường, trải nghiệm giã gạo, xay lúa, đan bế và phong tục độc đáo trong lễ cưới, lễ cơm mới; tham gia các trò chơi dân gian như đánh mảng, ném còn, bắn nỏ, đánh đu...

Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu trên, huyện Thọ Xuân đã và đang thực hiện những giải pháp để phát triển du lịch văn hóa - lịch sử và tâm linh kết hợp du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, lễ hội; xây dựng các chương trình du lịch như tuyến du lịch xuyên Việt, tuyến du lịch con đường Di sản miền Trung. Tuyến du lịch đón khách quốc tế và các tỉnh phía Nam qua Cảng Hàng không Thọ Xuân; thực hiện liên kết với 20 công ty du lịch lữ hành tại các tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, huyện tập trung xây dựng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đặc sản địa phương đối với nhiều sản phẩm khác bên cạnh thương hiệu bánh gai Tứ Trụ, kẹo lạc (đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu tập thể); đẩy mạnh quảng bá đưa các sản phẩm du lịch đến với du khách trong nước và quốc tế.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]