(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hà Trung có 72 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng (trong đó 9 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh) và hàng trăm di tích thuộc các loại hình kiến trúc, văn hóa, lịch sử cách mạng, tín ngưỡng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hà Trung gắn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử với phát triển du lịch

Huyện Hà Trung có 72 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng (trong đó 9 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh) và hàng trăm di tích thuộc các loại hình kiến trúc, văn hóa, lịch sử cách mạng, tín ngưỡng...

Đền Cô Bơ, xã Hà Sơn.

Xác định đây là tiềm năng, lợi thế để thu hút khách du lịch, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, đáp ứng nhu cầu tâm linh và tham quan của du khách.

Để có cơ sở cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan và địa phương tập trung rà soát, đánh giá hiện trạng các di tích, nhất là đối với các di tích trọng điểm, để từ đó xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo và huy động nguồn vốn. Cùng với đó, huyện đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và con em Hà Trung đang sinh sống, làm việc trong và ngoài nước đầu tư cho sự phát triển văn hóa tâm linh gắn với du lịch của địa phương; lập quy hoạch tổng thể, chi tiết các điểm di tích, danh thắng, cắm mốc chỉ giới, lắp đặt biển chỉ dẫn đối với các di tích, cụm di tích đã được xếp hạng để khoanh vùng bảo vệ quy hoạch; xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi đỗ xe, công trình vệ sinh công cộng, các điểm dừng nghỉ mua sắm các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương...; phát triển hệ thống giao thông kết nối các điểm di tích trên địa bàn với các danh thắng, khu sinh thái và vùng kinh tế trang trại.

Song song với đó, huyện đã lập hồ sơ xếp hạng các di tích trọng điểm và lập dự án trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng gắn với việc phát triển các sản phẩm du lịch về tâm linh. Đồng thời hình thành các tuyến, điểm du lịch như: Từ Di tích Đò Lèn chiến thắng - chùa Trần - đền thờ Lý Thường Kiệt; chùa Linh Xứng - đền Cây Thị - đền Hàn Sơn - đền Cô Bơ gắn với du lịch dọc sông Lèn, rừng sến Tam Quy, vùng trang trại Đông - Phong - Ngọc và tuyến du lịch dọc sông Mã của tỉnh. Thực hiện quy hoạch Lăng Miếu Triệu Tường (giai đoạn 1); đền Lý Thường Kiệt; đền Trần Hưng Đạo; đền Tô Hiến Thành... Đến nay các quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn đã và đang được quản lý theo quy định. Theo số liệu của UBND huyện, từ năm 2015 đến tháng 5-2018 ngân sách Nhà nước đã đầu tư trên 15 tỷ đồng cho phát triển du lịch. UBND các xã, thị trấn đầu tư trên 20 tỷ đồng; huyện cũng đã kêu gọi xã hội hóa được trên 70 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy các di sản trên địa bàn vẫn chưa tương xứng với giá trị và tiềm năng; việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản chưa hiệu quả; một số di sản bị xuống cấp, mai một, thu hẹp về diện tích, nằm xen kẽ trong các địa bàn dân cư nên việc tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích gặp khó khăn; các lễ hội quy mô nhỏ, việc tổ chức còn mang tính tự phát; kinh phí đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, khôi phục phát huy giá trị di tích còn thấp; hoạt động dịch vụ trong các di tích, lễ hội chưa phong phú, đa dạng; bản sắc của địa phương chưa rõ nét...

Đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch, thời gian tới huyện Hà Trung sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về giá trị của các di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội; sớm hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp một số di tích cấp quốc gia trọng điểm và các di tích cấp tỉnh đã được xếp hạng, nhất là di tích đình làng; coi trọng việc phục dựng, mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội tại các di tích lịch sử cấp quốc gia; chú trọng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông để kết nối với các điểm di tích; phục hồi và phát triển một số sản phẩm tiêu biểu của địa phương, như: Mắm tép tiến vua, ốc nhồi, nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng... phục vụ nhu cầu của du khách. Ngoài ra, các địa phương có di tích phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng tại các di tích gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng đề án quản lý, khai thác các di tích trọng điểm trên địa bàn huyện để xác định rõ trách nhiệm của cấp huyện, cấp xã, thị trấn và các thôn, làng, gia đình, dòng họ trong bảo vệ và phát huy giá trị các di sản; tăng cường công tác quản lý, khoanh vùng bảo vệ và chống xâm hại các di tích.


Bài và ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]