(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển, ứng dụng công nghệ 4.0 phủ sóng rộng rãi trên các lĩnh vực đời sống thì việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) như chữ viết, tiếng nói, âm nhạc dân gian, diễn xướng, phong tục, trang phục truyền thống... đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về đời sống kinh tế, thì không gian sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cũng không còn phù hợp mà có sự thay đổi và được thay thế bằng những hình thức sinh hoạt mới...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ gìn văn hóa truyền thống thời kỳ cách mạng 4.0

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển, ứng dụng công nghệ 4.0 phủ sóng rộng rãi trên các lĩnh vực đời sống thì việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) như chữ viết, tiếng nói, âm nhạc dân gian, diễn xướng, phong tục, trang phục truyền thống... đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về đời sống kinh tế, thì không gian sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cũng không còn phù hợp mà có sự thay đổi và được thay thế bằng những hình thức sinh hoạt mới...

Giữ gìn văn hóa truyền thống thời kỳ cách mạng 4.0

Nhảy sạp là một trong những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân.

Từ thực trạng trên, nhiều huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã đề ra những giải pháp linh hoạt, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của riêng mình. Điển hình như tại xã Quang Trung (Ngọc Lặc) trong những năm qua luôn chú trọng xây dựng, hỗ trợ phát triển được nhiều câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian. Trong đó, đã thành lập CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường và CLB cồng chiêng. Thông qua CLB này, xã đã phát động toàn thể hội viên tham gia sưu tầm vốn văn hóa dân gian của dân tộc Mường, đồng thời tổ chức dàn dựng, biểu diễn những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc đã bị mai một, như: Hát xường, múa cây bông, đánh cồng chiêng... Đến nay, huyện Ngọc Lặc đã thành lập các CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường tại một số địa phương, với 72 hội viên là những nghệ nhân tâm huyết với hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian.

Tại huyện Cẩm Thủy, trong thời gian qua đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, đầu tư công tác sưu tầm, bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, các lễ hội truyền thống; phục dựng, duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc như: Nhảy sạp, ném còn, đánh cù, bắn nỏ, đẩy gậy... từ đó tạo sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong các tầng lớp nhân dân.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã gặt hái được nhiều thành quả nhất định. Theo đó, giai đoạn từ năm 2010 – 2018, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai 12 dự án về bảo tồn văn hóa các DTTS, như: Dự án bảo tồn làng Mường truyền thống tại xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy); Lễ Xên người Khơ Mú (Mường Lát); bảo tồn, phục dựng lễ tục Sắc Bùa của người Mường; lễ hội Chá Mùn, dân tộc Thái (Lang Chánh); sưu tầm và bảo lưu các trò chơi, trò diễn của người Mường; lễ cấp sắc của người Dao...

Ngoài ra, định kỳ 2 năm một lần tổ chức “Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa”, góp phần tạo môi trường diễn xướng, bảo lưu văn hóa các dân tộc nói chung và DTTS tỉnh Thanh Hóa nói riêng... Cùng với việc phê duyệt các dự án về bảo tồn văn hóa, tỉnh ta cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy tiếng dân tộc. Trong đó, đã sưu tầm, bảo tồn tiếng Thái và chữ Thái; sưu tầm, biên soạn, xuất bản từ điển song ngữ Việt - Mường, Mông - Việt, Việt - Thái...

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài Và Ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]