(Baothanhhoa.vn) - Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không lợi dụng để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; không gây mất trật tự, an ninh xã hội... là những yêu cầu đặt ra trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội mà huyện Bá Thước đang nỗ lực thực hiện.

Gìn giữ thuần phong mỹ tục trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở huyện Bá Thước

Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không lợi dụng để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; không gây mất trật tự, an ninh xã hội... là những yêu cầu đặt ra trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội mà huyện Bá Thước đang nỗ lực thực hiện.

Gìn giữ thuần phong mỹ tục trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở huyện Bá ThướcLễ hội Mường Khô huyện Bá Thước. Ảnh: tư liệu

Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đã quy định rõ, các hoạt động ma chay, cưới hỏi và lễ hội được tổ chức phải không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác. Đồng thời, không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc; không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm quà mừng cưới, viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân...

Để triển khai sâu rộng Quyết định số 308 đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, UBND huyện Bá Thước đã chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền và vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động bằng nhiều hình thức nhằm phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp và phê phán các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, mê tín dị đoan, lợi dụng tự do tín ngưỡng để làm trái các quy định của pháp luật.

Cùng với đó, huyện đã đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy đảng, chương trình kế hoạch công tác, nhiệm vụ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị để chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung vào quy ước, hương ước, quy chế những quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc chấp hành thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; kịp thời làm tốt công tác khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân, gia đình điển hình tiên tiến trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội...

Từ sự quan tâm và quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện tại cơ sở, nên nhiều năm trở lại đây, việc tổ chức ma chay, cưới hỏi và lễ hội trên địa bàn huyện Bá Thước cơ bản được thực hiện theo nếp sống văn hóa mới. Cụ thể, đối với việc cưới, tính riêng giai đoạn 2016-2021, đã có 3.007 cặp đôi đăng ký kết hôn và được tổ chức lễ cưới bảo đảm theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Các xã, thị trấn đã làm tốt công tác đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn theo đúng thủ tục hành chính; tổ chức lễ cưới theo nếp sống văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; đa số các đám cưới không dựng rạp xuống lòng đường, vỉa hè làm mất trật tự an toàn giao thông; các đám cưới đã giảm thiểu đáng kể việc tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài ngày, lãng phí và khắc phục các hủ tục lạc hậu trong việc cưới. Cùng với đó, trong việc tổ chức tang lễ, hầu hết các xã, thị trấn đã xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tổ chức ăn uống linh đình. Trong giai đoạn 2016–2021, có 2.601 người chết được khai tử và tổ chức tang lễ, trong đó có 21 đám tang được thực hiện theo hình thức hỏa táng. Các đám tang đều do hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh phối hợp với các thôn, bản, khu phố, gia đình và dòng họ đứng ra tổ chức theo nếp sống văn hóa mới.

Nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, việc tổ chức các hoạt động cưới xin, tang ma và lễ hội đã được huyện Bá Thước thực hiện nghiêm theo quy định. Đặc biệt, vào những thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, địa phương đã hoãn hoặc dừng tổ chức các sự kiện văn hóa tập trung đông người (Tết Nguyên đán, lễ hội). Các thời điểm dịch cơ bản được kiểm soát thì yêu cầu ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tổ chức các hoạt động nhưng không được tập trung quá 30 người tại một thời điểm, trong cùng một không gian và phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch. Trong việc cưới, khuyến khích, vận động người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức hoãn hoặc lùi thời gian tổ chức, giảm tối đa các thủ tục, hạn chế ăn uống đông người, dài ngày. Còn đối với việc tang, vận động người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức rút ngắn thời gian (để người chết trong nhà không quả 12 giờ), tổ chức các nghi thức gọn nhẹ, hạn chế tối đa người đến viếng, khuyến khích hình thức hỏa táng... Các đám cưới, đám tang phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như khai báo y tế trong các trường hợp đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc với người dương tính với SARS-CoV-2, khử trùng, vệ sinh môi trường, khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn...

Có thể nói, với việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân mà việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện Bá Thước đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục, cũng như từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trần Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]