(Baothanhhoa.vn) - Những năm trước đây, việc cưới xin tại thôn Đồng Sình (xã Phú Nhuận) vẫn còn diễn ra việc ăn uống linh đình, có khi kéo dài đến 2 - 3 ngày, gây lãng phí tốn kém. Thậm chí nhiều đôi vợ chồng không làm thủ tục đăng ký kết hôn trước khi cưới. Việc tang trong thôn cũng khá rườm rà, tốn kém, nhiều hủ tục như rải tiền, vàng mã, bắc cầu, lăn đường, khóc mướn, đặc biệt việc ăn cỗ tràn lan diễn ra phổ biến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh

Những năm trước đây, việc cưới xin tại thôn Đồng Sình (xã Phú Nhuận) vẫn còn diễn ra việc ăn uống linh đình, có khi kéo dài đến 2 - 3 ngày, gây lãng phí tốn kém. Thậm chí nhiều đôi vợ chồng không làm thủ tục đăng ký kết hôn trước khi cưới. Việc tang trong thôn cũng khá rườm rà, tốn kém, nhiều hủ tục như rải tiền, vàng mã, bắc cầu, lăn đường, khóc mướn, đặc biệt việc ăn cỗ tràn lan diễn ra phổ biến.

Tuy nhiên, kể từ sau khi thực hiện Chỉ thị 11-CT/HU, ngày 30-9-2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Như Thanh về “Đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện” (gọi tắt là Chỉ thị 11), việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong thôn đã có những chuyến biến đáng kể. Anh Lê Văn Thanh, bí thư chi bộ thôn Đồng Sình, vui vẻ cho biết: Các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, các hủ tục mê tín dị đoan dần được xóa bỏ. Các quy định về nếp sống văn hóa được cụ thể hóa trong quy ước và được nhân dân đồng thuận. Việc cưới, nhiều gia đình chỉ tổ chức trong một ngày, bỏ hẳn nghi lễ dạm ngõ, lại mặt, thách cưới, mời thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn. So với trước đây mỗi đám cưới giảm từ 30 đến 50 mâm cỗ. Trong đám tang không còn cảnh chèo kéo khách ở lại ăn cơm, nhạc tang không mở âm lượng quá lớn và chỉ mở sau 6 giờ sáng và trước 22 giờ đêm, không rải tiền vàng trên đường đi, việc an táng đã dần theo quy hoạch và quy định của địa phương.

Cũng theo anh Thanh, khi mới thực hiện quy ước, thôn gặp nhiều khó khăn bởi người dân đã quen với phong tục cũ, một số gia đình tuy muốn thay đổi, tiết kiệm nhưng vẫn e dè, ngại dư luận. Để tháo gỡ “rào cản”, thôn đã thành lập các tổ giám sát, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như hội họp, trên loa truyền thanh với sự tham gia của bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, đại diện các đoàn thể. Khi thôn có người qua đời, các thành viên trong tổ đến dự họp cùng gia đình để vận động, bàn bạc công tác tổ chức, đồng thời treo bảng nội quy việc tang trước cổng để khách đến viếng hiểu rõ. Đến nay, do nhận thấy nhiều lợi ích nên người dân đã tự giác thực hiện.

Xã Phú Nhuận có 15 thôn, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, hiện 100% số thôn thực hiện tương đối tốt nếp sống văn minh. Đồng chí Lê Văn Liệu, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận, cho biết: Chủ trương thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm đã thực sự đi vào lòng dân. Nhờ đó các gia đình bớt được những gánh nặng, có thêm điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, tránh rơi vào cảnh nợ nần. Để có được kết quả trên không phải một sớm một chiều bởi cưới, tang, lễ hội gắn liền phong tục tập quán, ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, không dễ thay đổi. Thực hiện Chỉ thị số 11, cấp ủy, chính quyền xã Phú Nhuận đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện. Theo đó các thôn điều chỉnh quy ước làng văn hóa, quy định chi tiết về nếp sống mới, thường xuyên đôn đốc, kiên trì vận động người dân thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Văn Cương, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Như Thanh cho biết: Từ khi thực hiện Chỉ thị 11, gắn với Thông tư 04 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến. Hầu hết các đám cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, đúng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương và hoàn cảnh mỗi gia đình. Các lễ cưới không còn dùng thuốc lá và hạn chế sử dụng âm thanh quá lớn, đèn nháy la de, đồ uống có cồn, vì vậy đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự. Việc mời khách dự lễ cưới của nhiều gia đình đã có sự điều chỉnh, khách mời chủ yếu là gia đình, bà con lối xóm, bạn bè và đồng nghiệp cùng cơ quan 2 bên cô dâu, chú rể. Đáng chú ý là tổ chức mời khách dự cưới bằng tiệc trà được cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành thực hiện trước. Trong 5 năm (2013-2018), trên địa bàn huyện có 73,2% đám cưới của gia đình cán bộ, đảng viên tổ chức bằng tiệc trà. Một số địa phương có tỷ lệ gia đình tổ chức mời khách dự cưới bằng tiệc trà đạt tỷ lệ cao, như xã Cán Khê, xã Phú Nhuận; đặc biệt, có thôn 14, xã Xuân Du và thôn Đồng Sình, xã Phú Nhuận, đạt tỷ lệ 100%, thị trấn Bến Sung đạt 71,4%. Lễ cưới được tổ chức tiệc trà, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, hướng tới nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

Các hủ tục trong việc tang từng bước đã được xóa bỏ. Các đám tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa của từng dân tộc và hoàn cảnh gia đình. 100% số làng, khu dân cư đã đưa việc tang thành điều khoản trong quy ước của thôn, khu dân cư. Việc quy hoạch nghĩa trang ở các địa phương được thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các lễ hội do xã, thị trấn tổ chức diễn ra theo đúng quy định, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm. Thông qua các lễ hội đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nhớ về tổ tiên, cội nguồn, bảo tồn, phát huy được những nét đẹp văn hóa truyền thống.


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]