(Baothanhhoa.vn) - Hệ thống thư viện từ huyện xuống xã, thị trấn và cấp thôn được phủ kín 100%; người dân địa phương dần hình thành thói quen đọc sách; học sinh các trường tích cực tham gia các phong trào phát triển văn hóa đọc; năm 2021, có 3 học sinh đạt giải trong các vòng thi Đại sứ Văn hóa đọc... Đó là những kết quả nổi bật của huyện Hà Trung trong việc phát huy và nhân rộng mô hình văn hóa đọc trong thời gian qua.

Điểm sáng phát triển văn hóa đọc

Hệ thống thư viện từ huyện xuống xã, thị trấn và cấp thôn được phủ kín 100%; người dân địa phương dần hình thành thói quen đọc sách; học sinh các trường tích cực tham gia các phong trào phát triển văn hóa đọc; năm 2021, có 3 học sinh đạt giải trong các vòng thi Đại sứ Văn hóa đọc... Đó là những kết quả nổi bật của huyện Hà Trung trong việc phát huy và nhân rộng mô hình văn hóa đọc trong thời gian qua.

Điểm sáng phát triển văn hóa đọcHọc sinh Trường Tiểu học Hà Bình (Hà Trung) tham gia ngày hội đọc sách.

Để có những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng văn hóa đọc, cấp ủy, chính quyền huyện Hà Trung đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn thường xuyên đọc sách, báo nhằm tạo thói quen, kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân, như: hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam; triển lãm sách, báo; ngày hội đọc sách; hội thi kể chuyện theo sách; các phong trào đóng góp sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng... Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách cho học sinh Trường Tiểu học xã Hà Bình. Tại dây, ngày hội đọc sách được tổ chức sinh động, hấp dẫn với các hoạt động như, giao lưu văn nghệ, trả lời câu hỏi tìm hiểu kiến thức, tổ chức hoạt động đọc tại các mô hình sách và xe ô tô thư viện lưu động. Em Nguyễn Linh Trang, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Hà Bình, chia sẻ: hàng nghìn cuốn sách được trưng bày dưới các mô hình nghệ thuật bắt mắt, sinh động khiến những cuốn sách trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt, đứng trong không gian sân trường ngập tràn sách khiến em càng thích thú đọc sách hơn.

Cùng với đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Hà Trung thường xuyên duy trì mở cửa thư viện huyện để phục vụ bạn đọc. Hiện nay, thư viện có hơn 8.000 đầu sách, 11.000 bản sách. Nguồn sách thường xuyên được làm mới, đáp ứng nhu cầu đọc, tra cứu thông tin của người dân. Nhờ đó, mỗi năm thư viện huyện thu hút hơn 200 bạn đọc làm thẻ.

Một trong những hoạt động được huyện Hà Trung duy trì liên tục, hiệu quả trong phát triển văn hóa đọc đó là, xây dựng và phát triển hệ thống thư viện từ huyện xuống cơ sở. Hằng năm, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã thực hiện luân chuyển sách xuống các thư viện xã, thị trấn; tủ sách tại các thôn. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã luân chuyển sách về các xã Hà Ngọc, Hà Tiến... Để xây dựng nguồn sách luân chuyển phong phú, đa dạng, thư viện huyện dành 50 triệu đồng/năm để bổ sung nguồn sách mới. Đồng thời, vận động các nguồn xã hội hóa đóng góp sách từ bạn đọc, công ty sách; phối hợp với Thư viện tỉnh, các công ty sách thực hiện luân chuyển sách, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân địa phương. Cùng với đó, các địa phương đã chú trọng tuyên truyền vai trò của việc đọc sách trong các buổi sinh hoạt thôn, các hội, đoàn thể. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc, khơi dậy đam mê đọc sách của người dân.

Không chỉ phát huy hiệu quả văn hóa đọc từ các thư viện, phòng đọc sách báo tại các địa phương mà việc phát triển văn hóa đọc tại các trường học cũng được huyện thực hiện hiệu quả. Hằng năm, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện thực hiện luân chuyển sách xuống các trường học; tổ chức ngày hội đọc sách tại các trường học; hỗ trợ cán bộ thủ thư sắp xếp, xây dựng kho sách nhà trường khoa học, hấp dẫn. Đến nay, toàn huyện có 100% các trường đã xây dựng thư viện trường với nguồn sách phong phú đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Trung bình, mỗi thư viện trường có khoảng 2.000 đầu sách bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu dành cho giáo viên và học sinh, truyện thiếu nhi. Cùng với đó, các trường đã chủ động tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc; huy động các nguồn lực xây dựng thư viện.

Cô giáo Vũ Thị Hồng Quế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Bình, cho biết: Thư viện nhà trường đã xây dựng đạt chuẩn mức độ II với hơn 6.000 đầu sách, thuộc nhiều lĩnh vực. Việc phát triển văn hóa đọc góp phần hình thành việc tự học của học sinh, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Do vậy, nhà trường đang phấn đấu xây dựng thư viện tiên tiến; phát triển thêm mô hình thư viện xanh, thư viện lưu động trong khuôn viên trường để tăng sức hấp dẫn, không gian đọc sách cho học sinh. Đồng thời, nhà trường sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu về sách cho các em học sinh thông qua việc thi thuyết trình, sáng tạo mô hình, diễn kịch... Từ đó, giúp cho học sinh khơi dậy đam mê đọc sách, góp phần thúc đẩy việc học tập được tốt hơn.

Việc xây dựng văn hóa đọc trên địa bàn huyện Hà Trung đã từng bước phát triển, góp phần tạo thành phong trào đọc sách trong các khu dân cư và trường học. Điều này góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng xã hội học tập, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.

Bài và ảnh: Quỳnh Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]