(Baothanhhoa.vn) - Hai năm trở lại đây, “cơn bão” COVID-19 ập đến, hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật truyền thống gần như “đóng băng”, thu nhập của nghệ sĩ, diễn viên bị cắt giảm, đời sống của họ vì thế cũng trở nên khó khăn. Thế nhưng, một số nghệ sĩ trẻ vẫn bám trụ với nghề, góp sức giữ nghề bằng tất cả niềm tin, tình yêu, đam mê và nhiệt huyết dành cho sàn diễn sân khấu truyền thống.

Để lớp trẻ đam mê với sân khấu nghệ thuật truyền thống

Hai năm trở lại đây, “cơn bão” COVID-19 ập đến, hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật truyền thống gần như “đóng băng”, thu nhập của nghệ sĩ, diễn viên bị cắt giảm, đời sống của họ vì thế cũng trở nên khó khăn. Thế nhưng, một số nghệ sĩ trẻ vẫn bám trụ với nghề, góp sức giữ nghề bằng tất cả niềm tin, tình yêu, đam mê và nhiệt huyết dành cho sàn diễn sân khấu truyền thống.

Để lớp trẻ đam mê với sân khấu nghệ thuật truyền thống

Tiết mục biểu diễn của các diễn viên Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn.

Cái tên Phạm Văn Hóa - diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã khá quen thuộc trong lòng khán giả yêu nghệ thuật truyền thống xứ Thanh. Gặp gỡ trò chuyện với Hóa, được biết: Hóa đầu quân cho Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã hơn 10 năm nay. Trong chặng đường gắn bó với chèo, Hóa luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để cống hiến cho nghệ thuật; đồng thời, cũng gặt hái được nhiều thành công qua những tấm huy chương, giải thưởng. Gần đây nhất, phải kể đến Huy chương Vàng của cuộc thi “Tài năng trẻ sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2020” khi Hóa đảm nhận vai diễn Lưu Bình trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ”. Đam mê cống hiến là thế, nhưng khi được hỏi về công việc và nghệ thuật chèo theo đuổi lâu nay, chàng diễn viên cũng không khỏi chạnh lòng chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, tôi luôn được ban lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện, được tham gia nhiều vai diễn để trau dồi nghệ thuật, học hỏi, rèn luyện, biểu diễn phục vụ công chúng, thắp thêm lửa nghề. Thế nhưng, với người nghệ sĩ nếu chỉ sống bằng đồng lương thôi thì không đủ, nhất là hai năm nay lại ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hầu như đất diễn không còn. Vì thế, để giữ được ngọn lửa đam mê với nghệ thuật chèo và đủ chi phí trang trải cuộc sống tôi đã phải làm nhiều nghề phụ khác, từ dẫn chương trình, làm MC đám cưới, hội nghị, cho đến bán hàng online”...

Là diễn viên cũng có tuổi đời rất trẻ, nhưng hơn 10 năm hoạt động tại Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, Vi Thị Thiên Thanh đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Điều này thể hiện khá rõ qua rất nhiều huy chương, giải thưởng mà chị dành được. Chị Thanh tâm sự: “Trước kia, anh chị em nghệ sĩ, diễn viên có thêm nguồn thu nhập ngoài từ các show dẫn chương trình, hát, múa tại các chương trình, sự kiện... Cùng với lương, chế độ từ đơn vị, đây là nguồn thu nhập quan trọng với mỗi nghệ sĩ. Nay tình hình khó khăn hơn do dịch COVID-19, đất diễn bị thu hẹp, các show bị hủy, hoãn, điều đó ảnh hưởng lớn đến đời sống của tôi nói riêng cũng như anh, chị em nghệ sĩ nói chung. Thế nhưng, vì tình yêu nghệ thuật nên tôi cùng các đồng nghiệp phải cố gắng xoay xở thêm công việc khác để tiếp tục giữ lửa nghề”.

Nghệ thuật truyền thống vốn đã kén khán giả, giờ đây lại thêm ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên các hoạt động biểu diễn hầu như bị hủy, hoãn. Đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, chật vật. Diễn viên trẻ là lực lượng giữ gìn vốn quý của ông cha. Một khi đời sống của họ không được đảm bảo, thì họ chưa thể yên tâm gắn bó với nghề, phát huy tài năng để bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống.

Nhìn vào bình diện chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống hiện nay việc không thu hút được nhân tài, không giữ chân được lực lượng trẻ khiến thực trạng “già hóa” diễn viên ở các đơn vị nghệ thuật đang là vấn đề nan giải, không dễ tháo gỡ trong một sớm một chiều. Nói về vấn đề này, NSND Hàn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, bày tỏ trăn trở: nhà hát hiện nay có 25 diễn viên trẻ, trong đó có 15 hợp đồng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên gần như các nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát đều không có đất diễn, buộc họ phải tìm cách xoay xở để có thu nhập. Nhưng không vì thế mà niềm đam mê với nghề của họ bị “dập tắt”. Các nghệ sĩ, diễn viên vẫn luôn trau dồi kỹ năng diễn xuất và chuẩn bị những kịch bản hay để chờ khi được “sáng đèn”. Thời gian qua, nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ yên tâm cống hiến; đồng thời, tiếp tục xây dựng lực lượng diễn viên kế cận, đơn vị đã đặc biệt quan tâm, động viên, bảo đảm các chế độ cho nghệ sĩ, nhất là 15 lao động hợp đồng cũng như tạo điều kiện để các em được tham gia các cuộc thi tài năng sân khấu truyền thống toàn quốc và tham gia nhiều vai diễn. Tuy nhiên, có không ít nghệ sĩ dù đã có thời gian gắn bó với nghề, rất tâm huyết muốn bám trụ sân khấu truyền thống nhưng vì miếng cơm manh áo vẫn phải dứt áo ra đi. Việc “chảy máu” nguồn nhân lực trong sân khấu truyền thống vốn đã là một thực tế đáng lo ngại, giờ thêm “cú bồi” của dịch bệnh khiến chúng tôi dù cố gắng xoay xở nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết. Sân khấu là “bánh đúc bày sàng”, rất cần tới sự thanh xuân. Vì thế, để không làm gián đoạn dòng chảy sân khấu truyền thống, cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời để những người làm nghề yên tâm cống hiến.

Đây cũng là trăn trở của NSƯT Vũ Trọng Huỳnh, Giám đốc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Ông cho biết: điều đáng mừng là hiện nay nhà hát đang đào tạo được một đội ngũ nghệ sĩ trẻ rất có triển vọng, có niềm đam mê và tài năng nghệ thuật. Liên tục trong những năm gần đây, các diễn viên trẻ của nhà hát đã gặt hái được nhiều giải thưởng lớn tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc. Chính vì thế, để góp phần ổn định cuộc sống cho các nghệ sĩ trẻ an tâm cống hiến cho sân khấu, nhà hát nỗ lực xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật, phục vụ khán giả trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, là việc liên tục bồi dưỡng, tạo điều kiện để nghệ sĩ trẻ được tham gia các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc, giúp họ được cọ xát, thể hiện niềm đam mê, tài năng nghệ thuật. Tuy nhiên, để khuyến khích người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống chưa bao giờ là dễ dàng, chứ chưa nói tới việc giữ chân họ cũng là một vấn đề. Bởi, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành liên quan từ khâu tuyển sinh, đào tạo cho tới những chế độ, chính sách đặc thù để diễn viên có thể sống được bằng nghề, yên tâm dồn toàn lực cống hiến và tiếp tục nối dài những di sản nghệ thuật mà cha ông để lại.

Vấn đề “chảy máu” nguồn nhân lực nhất là lớp trẻ tại nhiều đơn vị nghệ thuật truyền thống hiện nay đang đặt ra bài toán khó đối với các nhà quản lý văn hóa. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng để thu hút và “giữ chân” được lực lượng trẻ đòi hỏi các nhà làm chính sách phải thực sự quan tâm, tham mưu kịp thời những cơ chế, chính sách. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là đời sống vật chất của các nghệ sĩ, diễn viên. Tiếp sau đó mới là các giải pháp phát triển nghệ thuật, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật, những giá trị mới nhằm khắc phục tình trạng “lỗi nhịp” với thời đại, tạo môi trường trình diễn và xây dựng chiến lược phát triển khán giả trong tương lai.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]