(Baothanhhoa.vn) - Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, văn hóa dân tộc là “mã định danh”, “thẻ căn cước” hay “bộ gen” của một dân tộc và là sự khẳng định bản sắc, giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc trong quá trình hội nhập với thế giới. Những năm qua, các hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian được Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh đặc biệt quan tâm, qua đó góp phần vào sự phát triển chung trong tiến trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian trong tình hình mới

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, văn hóa dân tộc là “mã định danh”, “thẻ căn cước” hay “bộ gen” của một dân tộc và là sự khẳng định bản sắc, giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc trong quá trình hội nhập với thế giới. Những năm qua, các hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian được Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh đặc biệt quan tâm, qua đó góp phần vào sự phát triển chung trong tiến trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian trong tình hình mớiNhà nghiên cứu văn hóa Trần Thị Liên say mê với hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian xứ Thanh.

Thanh Hóa là địa phương tiếp giáp giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, có đầy đủ địa hình vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển, được ví như “hình ảnh thu nhỏ” của đất nước Việt Nam. Vùng đất này cũng là một trong những cái nôi của người Việt cổ có niên đại từ 40 - 50 vạn năm đến 4.000 năm trước. Trong thời đại Hùng Vương, nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn phát triển rực rỡ trong Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, được nhân loại vinh danh là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Trải qua quá trình đấu tranh dựng và giữ nước, vùng đất này luôn là địa bàn chiến lược của đất nước. Đặc biệt, dưới ánh sáng đường lối văn hóa của Đảng, hàng trăm đầu sách văn hóa dân gian đã được xuất bản, quảng bá giúp bạn đọc trong và ngoài nước nhận biết diện mạo đa dạng, phong phú của văn nghệ xứ Thanh trong di sản văn hóa Việt Nam.

Trong những năm qua, Ban Văn nghệ dân gian (Hội VHNT tỉnh) đã có đóng góp quan trọng, tích cực vì sự phát triển của văn hóa tỉnh Thanh Hóa với nhiều công trình, tác phẩm và hoạt động tiêu biểu như: Biên soạn và xuất bản cuốn “Văn thơ thời Lý và dấu ấn Thanh Hóa”; phục dựng trò diễn “Múa đèn, bản nông lịch của cư dân nông nghiệp cổ Đông Sơn” được Hội VHNT nghiệm thu và đánh giá cao; phối hợp với ban điện ảnh quay dựng băng hình và chụp ảnh tư liệu phục dựng trò diễn gửi Hội VHNT tỉnh làm tư liệu lưu chiểu; tham mưu nội dung tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”...

Trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian, nhiều hội viên Ban Văn nghệ dân gian đã có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa”, “Sắc màu văn hóa xứ Thanh” của tác giả Trần Thị Liên; “Nguyễn Du trên đường gió bụi”, “Biển Việt đảo Việt”, “Lãng đãng Nguyễn Du”, “Ẩn ức Hồ Xuân Hương” của tác giả Hoàng Khôi; “Văn tài võ lược xứ Thanh”, “Tuấn Kiệt Việt Nam” của tác giả Trịnh Hoành; “Tìm hiểu văn hóa Thái Thanh Hóa”, “Chuyện tình xưa Mường Dùa, Mường Lè” (in chung), “Đặc điểm văn hóa Thái Thanh Hóa”, “Tục ngữ Thái xứ Thanh” và tập thơ “Tình rừng” của tác giả Phạm Xuân Cừ...

Nhà nghiên cứu văn hóa, Phó trưởng Ban Văn nghệ dân gian Trần Thị Liên cho biết: Hiện nay, Ban Văn nghệ dân gian có 27 hội viên, đa số các hội viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Thời gian qua, hội viên Ban Văn nghệ dân gian đã tích cực tham gia nghiên cứu phê bình văn học, các công trình văn hóa dân gian. Hàng năm, Hội VHNT tổ chức các đợt đi thực tế trong và ngoài tỉnh, qua đó giúp hội viên thu được nhiều tư liệu quý để sáng tác. Nhiều tác phẩm của hội viên được đăng trên tạp chí Trung ương và địa phương, nhiều tác giả viết bài tham luận cho các hội thảo... Giai đoạn 2017 đến nay, nhiều hội viên trong ban đã có tác phẩm đoạt giải VHNT hàng năm của tỉnh, giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam... Tuy nhiên, hiện nay khó khăn lớn nhất đó là phần lớn hội viên do tuổi cao, sức yếu và có tới 1/2 hội viên ở các huyện hoặc ngoài tỉnh nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, suốt hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh đã hạn chế nhiều tới công việc điền dã, sưu tầm, nghiên cứu tư liệu ở các địa phương trong tỉnh.

Được biết, trong năm 2021, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, tồn tại, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số cơ chế, chính sách khả thi nhằm phát triển văn nghệ dân gian của tỉnh xứng tầm với truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đồng thời, cổ vũ, khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian “thắp lửa” nhiệt tình đam mê, biên soạn, xuất bản, quảng bá nhiều tác phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày càng cao của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, tiến bộ.

Cùng với Ban Văn nghệ dân gian (Hội VHNT tỉnh), Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) đã có nhiều đóng góp quan trọng, tích cực với nhiều công trình, tác phẩm nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian tiêu biểu như: “Tục ngữ dân ca Mường” của tác giả Minh Hiệu; “Tiếng cười trong ca dao cổ truyền người Việt” của tác giả Phạm Thị Hằng; “Tuyển tập truyền thuyết Thanh Hóa” của tác giả Đào Huy Phụng, Lưu Đức Hạnh (chủ biên)... Trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu nghệ thuật dân gian, có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu riêng về từng trò, như: Trò Ngô, trò diễn dân gian vùng Đông Sơn, hát nhà trò Văn Trinh, hát ca trù Thanh Hóa... Trong lĩnh vực nghiên cứu lễ hội, tín ngưỡng, phong tục có các công trình: “Nguồn gốc, ý nghĩa tang lễ người Việt”, “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh”, “Tập tục Mường Trong”... Trong lĩnh vực ngôn ngữ dân gian có các công trình: “Truyện thơ Thái ở Việt Nam, đặc điểm thi pháp và thể loại”, “Thơ âm thổ ngữ người Việt”, “Thành ngữ Mường”. Trong lĩnh vực âm nhạc dân gian có các tác phẩm: “Những bài hát ru dân tộc Mường Thanh Hóa”, “Âm nhạc hò sông Mã”...

Có thể nói, văn hóa, văn nghệ dân gian và các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian xứ Thanh trong tình hình mới, vấn đề xây dựng, đào tạo đội ngũ nghiên cứu, phê bình trẻ cần được quan tâm hơn nữa. Đồng thời, mỗi tác giả làm công tác nghiên cứu - phê bình cần tiếp tục tự trau dồi năng lực chuyên môn, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, để chất lượng tác phẩm, công trình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, giàu giá trị văn hóa, xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh của vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]