(Baothanhhoa.vn) - Mỗi khi tết đến, xuân về, nếu như người Kinh sôi nổi với các trò chơi trò diễn dân gian như: Vật cù, đua thuyền, cơm thi, cá giải, múa đèn... thì người Mường lại nhộn nhịp bên trò đánh mảng, đẩy gậy, tung còn. Đánh mảng là một trò chơi dân gian ưa thích của phụ nữ dân tộc Mường. Là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân và trong các lễ hội của người Mường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đặc sắc trò đánh mảng của phụ nữ Mường

Đặc sắc trò đánh mảng của phụ nữ Mường

(Ảnh minh họa)

Mỗi khi tết đến, xuân về, nếu như người Kinh sôi nổi với các trò chơi trò diễn dân gian như: Vật cù, đua thuyền, cơm thi, cá giải, múa đèn... thì người Mường lại nhộn nhịp bên trò đánh mảng, đẩy gậy, tung còn. Đánh mảng là một trò chơi dân gian ưa thích của phụ nữ dân tộc Mường. Là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân và trong các lễ hội của người Mường.

Với phụ nữ Mường, đánh mảng là một trò chơi không giới hạn độ tuổi, không gian, thời gian chơi nên được nhiều người ưa thích. Trước khi bước vào trò chơi, người chơi phải bắt đôi với nhau để tìm đồng đội. Những người có mặt đồng mảng cùng nằm ngửa hoặc nằm sấp thì ở cùng đội. Sau khi chia đội xong cả hai bên thỏa thuận với nhau xem bên nào chơi trước, nếu không bên nào đồng ý thì hai đội sẽ cử người ra bốc thăm. Trò chơi đánh mảng gồm có các bước cơ bản, như: Ném, bắn trên, bắn dưới, bắn ngồi, bước bàn, nhảy lò cò, kẹp, sút- là sự phối hợp giữa các ngón tay, bàn chân, đầu gối ở các tư thế đứng, ngồi hay nhảy để di chuyển mảng sao cho thuận lợi nhất. Và tại mỗi địa phương, các bước chơi có sự thay đổi và tên gọi khác nhau phù hợp với từng phong tục, thói quen, như: Tại xã Điền Trung (Bá Thước) trò đánh mảng có 12 bước; tại xã Thành Mỹ (Thạch Thành) chỉ có 5 bước chính, nhưng trong mỗi bước lại được chia nhỏ làm các phần chơi; hay xã Mậu Lâm (Như Thanh) trò đánh mảng lại diễn ra trong 8 bước. Dù cách ở mỗi địa phương có sự khác nhau song trò chơi đều thể hiện sự khéo léo, kiên trì của người dân trong việc chinh phục tất cả các bước từ dễ đến khó, đồng thời, còn thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Về với các bản Mường ở huyện Bá Thước trong những ngày ngập tràn khí xuân, khi những cánh hoa đào, hoa mận đang khoe sắc thắm, chúng tôi không thể rời mắt khỏi những người phụ nữ Mường bên những đồng mảng đang xoay. Thoăn thoắt, khỏe khoắn, tươi vui đó là những từ để miêu tả về phụ nữ Mường khi chơi trò đánh mảng. Những đôi chân thoăn thoắt lúc kẹp lúc nhảy được phối hợp nhịp nhàng với những ngón tay ra lực dứt khoát khiến những người phụ nữ ấy không còn khoảng cách về tuổi tác. Dù 40 hay ngoài 70 tuổi tất cả những người phụ nữ trong ván chơi ấy đều nhanh nhẹn. Tất cả đều hồn nhiên, say sưa trổ tài trong tiếng trống, tiếng chiêng vang dội và tiếng hò reo, cổ vũ của tất cả mọi người khiến không khí bản Mường luôn rộn ràng, sôi động. Theo các cụ cao niên ở làng Muỗng Do (xã Điền Trung, Bá Thước) kể lại, cũng không biết là trò chơi bắt đầu từ đâu nữa, chỉ biết là có từ thời các cụ ngày xưa. Đồng bào lấy hạt cây mảng trong rừng phơi khô dùng để đánh và lấy tên cây mảng làm tên trò chơi luôn cho dễ nhớ. Trò đánh mảng gồm các bước: Ném, bước bàn, bắn trên, bắn dưới, nhảy lò cò, cha bù bín (để trên mu bàn chân đá), chín tay (bắn bằng ngón tay), nảy chò (dùng chân đá)... Trước đây, mỗi đội chơi chỉ có 2-4 người và không giới hạn thời gian chơi. Nhưng sau nhiều năm phát triển, trò đánh mảng được đưa vào giao lưu, thi đấu đã có nhiều biến đổi, số người chơi không giới hạn và thời gian chơi được giới hạn mỗi đội có 8 đến 9 người, nếu có nhiều đồng mảng thì số lượng người tham gia không hạn chế. Đội nào chưa đến lượt đánh thì phải ngồi trông rồi dựng đồng mảng lên cho đội kia. Số đồng mảng được đánh số và dựng đứng theo hàng ngang. Mỗi thành viên trong đội được ứng với một số nhất định. Nhưng trong quy định số 1 là nhà mẹ, còn những số sau là nhà con. Nhà mẹ là nhà lớn nhất. Nếu trong lượt chơi mà trong đội có nhiều người bị chết thì nhà mẹ sẽ được cứu đầu tiên. Rồi mới cứu đến những nhà khác.

Đồng chí Trương Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bá Thước cho biết: Những năm gần đây trò chơi đánh mảng trên địa bàn huyện Bá Thước phát triển rất sôi nổi. Phụ nữ Mường ở 5 xã cụm Hồ Điền (Điền Quang, Điền Lư, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Thượng) và 6 xã cụm Quốc Thành (Ban Công, Lũng Niêm, Lũng Cao...) thường tập trung chơi sau những giờ lao động mệt mỏi. Lúc đầu, chỉ những người phụ nữ ngoài 50 mới chơi trò đánh mảng. Sau một thời gian, được “làm sống dậy” trò đánh mảng đã thu hút cả những cháu nhỏ và phụ nữ ở các độ tuổi tham gia.

Có thể thấy, trò chơi, trò diễn dân gian không chỉ là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mà nó còn tạo nên diện mạo độc đáo, hấp dẫn cho từng lễ hội. Tất cả các trò chơi đều tái hiện lại một cách sinh động về lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân ta, thể hiện khát vọng no ấm, hạnh phúc, hòa bình và lòng biết ơn trời đất, những người có công với đất nước, dân tộc. Chính vì vậy mà trò chơi dân gian trên xứ Thanh không chỉ mang dấu ấn riêng của từng dân tộc mà nó còn làm sôi động cộng đồng dân cư mỗi dịp đầu xuân; lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử một cách độc đáo mà đơn giản, gần gũi với mỗi người.

Thùy Linh


Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]