(Baothanhhoa.vn) - Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Tân Thành, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) được lưu truyền qua bao thế hệ. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu tỉ mỉ không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Dao mà còn gửi gắm vào đó biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.

Đặc sắc nghề thêu của người Dao xã Thạch Lập

Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Tân Thành, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) được lưu truyền qua bao thế hệ. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu tỉ mỉ không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Dao mà còn gửi gắm vào đó biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.

Đặc sắc nghề thêu của người Dao xã Thạch LậpPhụ nữ dân tộc Dao, thôn Tân Thành, xã Thạch Lập gìn giữ nghề thêu truyền thống của dân tộc mình.

Theo các cụ cao niên thôn Tân Thành kể lại, nghề thêu không biết có từ bao giờ nhưng những người phụ nữ dân tộc Dao trước đây ai cũng biết thêu. Lên 10 tuổi các cô gái đã học thêu, đến tuổi đôi mươi đã thêu thành thạo các bộ trang phục cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Họa tiết, hoa văn trên trang phục, dây thắt lưng, khăn đội đầu, yếm của người Dao Tân Thành đều xuất phát và gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao như: con chim, cây hoa, bông hoa, cái bừa... Song các hoa văn cũng được phân chia rõ ràng, hoa văn dành cho trang phục mặc thường ngày và những hoa văn dành cho trang phục của thầy cúng hay trang phục cô dâu.

Nói chuyện với chúng tôi ông Bàn Sinh Đoàn, trưởng thôn Tân Thành cho biết: Thôn Tân Thành có 102 hộ với 540 nhân khẩu, 100% dân tộc Dao. Nghề thêu gắn liền với đời sống của người dân tộc Dao. Đây không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ trang phục truyền thống mà còn chứa đựng văn hóa, thể hiện nếp sống, tín ngưỡng của dân tộc Dao. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu, những năm qua, chi ủy cùng với ban công tác mặt trận thôn, các tổ chức đoàn thể thôn Tân Thành đã tích cực vận động tuyên truyền người dân gìn giữ nghề thêu truyền thống của ông cha. Động viên, khuyến khích các gia đình có con em xây dựng gia đình, trong ngày lễ thành hôn mặc sắc phục của dân tộc mình. Đồng thời, truyền dạy kỹ thuật thêu trang phục truyền thống cho thế hệ con cháu để tiếp tục lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Với phương châm người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết. Vì vậy, nhiều phụ nữ trẻ tuổi trong thôn đã tích cực hơn trong việc học thêu trang phục của dân tộc mình và có thêm thu nhập từ nghề thêu.

Được sự chỉ dẫn của ông Đoàn, chúng tôi đến thăm nhà bà Triệu Thị Liên. Bà Liên là một trong số những người đam mê với nghề thêu truyền thống của thôn Tân Thành. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, bà Liên cho biết: Từ nhỏ, tôi luôn được mẹ căn dặn là con gái Dao phải biết thêu thùa. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực học nghề và lên 10 tuổi tôi đã tự tay thêu trang phục cho mình và các thành viên trong gia đình. Hiện nay, tôi và nhiều chị em trong thôn tranh thủ thời gian nông nhàn thêu trang phục của dân tộc mình, vừa kiếm thêm thu nhập vừa gìn giữ được nghề truyền thống của ông cha.

“Nghề thêu truyền thống của người Dao, thôn Tân Thành vẫn đang được mỗi thế hệ người Dao giữ gìn, nâng niu và trân trọng. Song để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống này rất cần sự chung sức của huyện, các cơ quan chức năng để nâng tầm sản phẩm thêu truyền thống vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành sản phẩm mang tính hàng hóa. Qua đó, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”, ông Phạm Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Thạch Lập mong muốn.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]