(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Như Xuân luôn chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức và Nhân dân, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Huyện Như Xuân đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Những năm qua, huyện Như Xuân luôn chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức và Nhân dân, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Huyện Như Xuân đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtXe tuyên truyền cổ động trực quan của đội thông tin lưu động huyện Như Xuân.

Đồng chí Dương Văn Mến, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Như Xuân cho biết: Bám sát chỉ đạo của cấp trên, hàng năm, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện Như Xuân đã kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện công tác TTPBGDPL có hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị; đồng thời củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL. Hiện nay, Hội đồng Phối hợp PBGDPL của huyện có 19 thành viên; 22 báo cáo viên cấp huyện và 112 tuyên truyền viên cấp xã đều có trình độ chuyên môn luật, hoạt động tích cực. Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL; đổi mới nội dung tuyên truyền pháp luật trên hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho Nhân dân. Nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân. Công tác TTPBGDPL gắn với các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền các luật, nghị quyết mới được thông qua tại các kỳ họp Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và các lĩnh vực được dư luận quan tâm như: cải cách hành chính; lao động; đầu tư; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; đất đai; phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; phòng, chống dịch bệnh COVID-19; phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá; giao thông đường bộ; phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, thiên tai; xử lý vi phạm hành chính... với nhiều hình thức đa dạng như: phổ biến trực tiếp tại các hội nghị, phát trên hệ thống truyền thanh, đăng tải trên cổng thông tin điện tử, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của MTTQ và các đoàn thể, lồng ghép trong các hoạt động hòa giải, tiếp công dân, tuyên truyền lưu động trên các phương tiện ô tô, xe máy đến các vùng sâu, vùng xa mà hệ thống truyền thanh của xã không đến được với người dân; in ấn tờ rơi, tờ gấp thông qua các tổ chức đoàn thể cấp phát cho các đoàn viên, hội viên và Nhân dân...

Theo đó, năm 2021, huyện đã tổ chức 3 hội nghị triển khai các văn bản luật mới ban hành, với 600 lượt người tham dự; 4 hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” tại các đơn vị Thanh Xuân, Cát Vân, các Trường THCS Thanh Hòa, Thanh Sơn, với 1.220 lượt người tham gia; 1 hội nghị về bạo lực gia đình tại xã Hóa Quỳ, với 70 lượt người tham gia; 2 hội nghị về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, với 220 lượt người tham gia. Ngoài ra, huyện đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thanh Hóa và Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý số 4 thực hiện thông qua các hình thức như: hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin; lồng ghép PBGDPL trong hoạt động văn hóa truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác PBGDPL cho các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia PBGDPL tại địa phương... Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, kiện toàn 127 tổ hòa giải, với 879 hòa giải viên cơ sở là những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong thôn, bản và cộng đồng dân cư. Năm 2021, toàn huyện đã tiếp nhận 169 vụ việc, trong đó hòa giải thành 127 vụ việc, đạt trên 75%. Nội dung các vụ việc hòa giải tập trung vào các lĩnh vực đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình... Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 46 tủ sách pháp luật, trong đó 16/16 xã, thị trấn có tủ sách pháp luật, 30 tủ sách pháp luật tại các thôn, bản, khu phố, mỗi tủ sách có trên 200 đầu sách các loại phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật luôn được huyện quan tâm. Hiện có 15/16 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...

Nhờ chú trọng đổi mới, đa dạng hóa hình thức TTPBGDPL, tình hình nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bài và ảnh: Công Quang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]