(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, Thiệu Trung là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Năm 2022, Thiệu Trung tiếp tục là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu. Bức tranh nông thôn ngày càng tươi đẹp ở Thiệu Trung được hình thành bởi “ý Đảng, lòng dân” đã hợp làm một, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hiện thực hóa mục tiêu đề ra.

Ý Đảng, lòng dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Thiệu Trung

Năm 2021, Thiệu Trung là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Năm 2022, Thiệu Trung tiếp tục là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu. Bức tranh nông thôn ngày càng tươi đẹp ở Thiệu Trung được hình thành bởi “ý Đảng, lòng dân” đã hợp làm một, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hiện thực hóa mục tiêu đề ra.

Ý Đảng, lòng dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Thiệu Trung

Các tuyến đường ở Thiệu Trung được nhựa hóa rộng rãi, sạch đẹp.

Thiệu Trung – vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng. Tiếp nối truyền thống và thành quả của các thế hệ đi trước, Thiệu Trung hôm nay đặt ra mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những xã dẫn đầu của huyện Thiệu Hóa. Đưa chúng tôi đi tham quan một vòng quanh xã để cảm nhận sự đổi thay rõ nét ở nơi đây, đồng chí Trần Ngọc Tùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, phấn khởi cho biết: “Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVIII trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong xã đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chủ động, sáng tạo, đoàn kết vừa chống dịch hiệu quả vừa hoàn thành các tiêu chí xã NTM nâng cao. Đây là tiền đề vững chắc để Thiệu Trung tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022”.

Để đạt mục tiêu đề ra, đảng ủy xã đã phân công các đồng chí cấp ủy xuống từng thôn để chỉ đạo; Ban Thường vụ Đảng ủy xã xuống từng thôn dự họp để nắm bắt những việc đã làm được, chưa làm được và đưa ra giải pháp tháo gỡ kịp thời; các chi bộ nông thôn tổ chức họp dân để tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì, giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí. Với quyết tâm cải biến sâu sắc khu vực nông thôn, cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Trung đã chọn những việc thiết thực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Lấy nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển, đảng ủy, UBND xã chỉ đạo bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng năng suất và nâng cao thu nhập. Theo đó, xã đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả có múi diện tích 10 ha, vùng trồng cây dược liệu diện tích 3 ha và đưa các giống lúa lai có năng suất cao vào gieo trồng. Cùng với đó, xã tập trung phát triển các hình thức hợp tác và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân; quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất. HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ, quy hoạch vùng cây trồng, tưới tiêu chủ động, qua đó làm tăng năng suất cây trồng và hạn chế tình trạng người dân bỏ ruộng.

Đặc biệt, thành công trong xây dựng NTM ở Thiệu Trung phải kể đến việc triển khai, thực hiện nhiều giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nghề truyền thống là đúc đồng, nghề mộc... Trong xã có 32 hộ đăng ký và đầu tư cơ sở sản xuất tại cụm làng nghề đúc đồng để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Trong làng nghề có 2 sản phẩm trống đồng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao và hiện đang đề nghị Trung ương công nhận 5 sao trong năm 2022. Việc chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 22,9 triệu đồng thì đến năm 2021 tăng lên 57,02 triệu đồng. Đó là cơ sở vững chắc để xã giảm nghèo nhanh và bền vững. Hết năm 2021, toàn xã chỉ còn 0,4% hộ nghèo.

Trong hành trình xây dựng NTM, cùng với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện, xã Thiệu Trung đã hỗ trợ xi măng cho Nhân dân xây mới, chỉnh trang tường rào, tường rào mẫu, nâng cấp đường bê tông ngõ xóm, đậy nắp cống rãnh, làm bồn hoa... Đối với chỉnh trang, sửa chữa nhà văn hóa thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó xã hỗ trợ 60% còn Nhân dân đóng góp 40%. Với hướng đi, cách làm phù hợp, bà con trong xã đã đồng lòng ủng hộ, góp công, góp của cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí. Trong 126 tỷ 848 triệu đồng xây dựng NTM nâng cao năm 2021 có tới 67 tỷ 500 triệu đồng (chiếm 53,2%) do Nhân dân đầu tư chỉnh trang nhà ở và đóng góp xây dựng. Nhờ thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ” nên nhiều gia đình đã tích cực hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa thôn, tự nguyện phá dỡ, chủ động giải phóng mặt bằng phục vụ việc mở rộng khu di tích đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu, ủng hộ tiền và ngày công lao động xây dựng các công trình công cộng để diện mạo quê hương ngày càng khang trang, giàu đẹp... Ngoài đóng góp, Nhân dân trong xã còn tham gia xây dựng NTM ở nhiều nội dung như gìn giữ, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; gương mẫu trong bảo vệ môi trường; tham gia bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội...

Về Thiệu Trung hôm nay, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp, thông thoáng; đường giao thông nội đồng cơ bản được cứng hóa, mở rộng, thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất của người dân; 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện an toàn; trường học, công sở, sân vận động xã, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các thôn được đầu tư chỉnh trang sạch đẹp. Xã có điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi; chợ nông thôn theo chuẩn chợ an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Thiệu Trung là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những anh hùng hào kiệt như Bộc xạ tướng công Lê Lương, nhà sử học Lê Văn Hưu; nơi có truyền thống cách mạng - địa danh đặt hầm chỉ huy của Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược; nơi có bề dày văn hóa với những di tích, danh thắng như chùa Hương Nghiêm gắn liền với thân thế sự nghiệp Lê Lương và con cháu của ông; đền thờ, lăng mộ nhà sử học Lê Văn Hưu; bia đá văn chỉ Đông Sơn ghi công đức của 10 danh nhân khoa bảng từ thế kỷ thứ XII đến thế kỷ XVIII; đền thờ ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không... Nối tiếp truyền thống lịch sử và văn hóa của quê hương, trong hành trình xây dựng NTM kiểu mẫu, Thiệu Trung dự định sẽ lựa chọn tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là tiêu chí nổi trội để thực hiện.

Ở Thiệu Trung, mỗi tiêu chí NTM đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng lòng đóng góp, ủng hộ của người dân, tạo sự thống nhất cao trong thực hiện. Phát huy tinh thần ấy, Thiệu Trung sẽ hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022 như mục tiêu đã đề ra.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]