(Baothanhhoa.vn) - Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác” là một trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Đây cũng là một trong những vấn đề được người làm báo và công chúng quan tâm trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời kỳ của mạng xã hội.

Vai trò, trách nhiệm của người làm báo trên mạng xã hội

Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác” là một trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Đây cũng là một trong những vấn đề được người làm báo và công chúng quan tâm trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời kỳ của mạng xã hội.

Vai trò, trách nhiệm của người làm báo trên mạng xã hội

Mạng xã hội đang được người làm báo sử dụng như một kênh tương tác với công chúng (ảnh minh họa).

Mạng xã hội, phổ biến nhất với người dùng Việt Nam là youtube, facebook, kế đến là zalo, Instagram, tiktok, twitter, pinterest, linkedin, tất cả có thể xem là diễn đàn của hàng triệu con người, nơi chúng ta có cái nhìn đa chiều, khách quan về các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Theo báo cáo thường niên “Digital 2021” do WeAreSocial và Hootsuite công bố, số lượng tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam năm 2021 là 72 triệu, chiếm 73,7% tổng dân số cả nước. Đây có thể xem là một kênh để người làm báo tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với công chúng của mình, có sự tương tác hiệu quả hơn so với bất kỳ một loại hình báo chí chính thống nào khác.

Sớm phát hiện “mảnh đất màu mỡ” này, hiện nay, hầu hết các tờ báo đã thay đổi quan điểm, từ xem mạng xã hội là “đối thủ cạnh tranh” trở thành cánh tay nối dài để tiếp cận độc giả, khán giả, gia tăng nguồn thu cho đơn vị mình. Gần như báo chí và mạng xã hội đã thiết lập được quan hệ cộng sinh, phát triển song song và hài hòa. Mỗi tờ báo ngoài việc đầu tư, trau chuốt cho ấn phẩm chính thống của mình, còn chú trọng đưa các sản phẩm báo chí lên mạng xã hội, chủ động tìm tới độc giả. Mỗi nhà báo, phóng viên thông qua tài khoản cá nhân, fanpage cá nhân trên các mạng xã hội chủ động quảng bá nội dung các bài báo, dẫn dắt người đọc, người xem đến với tác phẩm và tờ báo của mình. Nhiều nhà báo với thông tin nhanh nhạy, kiến thức và hiểu biết rộng, khả năng tư duy, nhận định vấn đề khách quan, chính xác đã thu hút được lượng công chúng theo dõi cao trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, tính hai mặt của mạng xã hội vẫn luôn được nhắc tới. Thông tin trên mạng xã hội dù nhanh và bất cứ ai cũng có thể trở thành “người đưa tin”, song do không được kiểm chứng chặt chẽ nên tính chính xác chưa cao, thậm chí là sai lệch hoặc có những tài khoản cố tình lợi dụng mạng xã hội để nắn dòng dư luận. Đứng trước thực trạng trên, vai trò của người làm báo trong thời kỳ mạng xã hội “lên ngôi” càng trở nên quan trọng. Một điều đã được làm rõ, đó là người làm báo nên tham gia mạng xã hội như thế nào chứ không phải có tham gia mạng xã hội hay không. Trên thực tế, vẫn còn những nhà báo lên mạng xã hội với vai trò là “cái tôi cá nhân” mà quên đi vai trò của một nhà báo, có những “status”, những “comment” trái với tôn chỉ, mục đích của tờ báo nơi mình làm việc, không đảm bảo tính khách quan, chính xác. Có những trường hợp cụ thể, nhà báo do phát ngôn không chính xác trên mạng xã hội đã bị các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý.

Hơn 3 năm quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành và có hiệu lực (từ 1-1-2019), trong đó quy định rõ 4 việc/điều người làm báo cần làm và 8 việc/điều không được làm khi tham gia mạng xã hội, là cơ sở quan trọng để người làm báo tự chủ khi sử dụng mạng xã hội. Nội dung quy tắc được xem là phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí kỹ thuật số đồng thời có sự tương đồng với các chuẩn mực, quy tắc đạo đức báo chí hiện hành ở nhiều nước khác trên thế giới. Điều đó cũng cho thấy, quyền thông tin, tự do thông tin là không thể ngăn cấm, song người làm báo với vai trò, chức năng, trách nhiệm nghề nghiệp cần đề cao đạo đức báo chí, phát huy vai trò định hướng tư tưởng đối với công chúng và sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu ích nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin tin cậy, chính xác cao hơn so với mạng xã hội.

Đó cũng là cách để báo chí và người làm báo khẳng định và giữ thế đứng vững chắc của mình trong thời đại công nghệ 4.0, thời đại mạng xã hội đang nở rộ và thịnh hành hơn bao giờ hết.

Phương Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]