(Baothanhhoa.vn) - Ngày 23 – 5, UBND tỉnh tiếp tục Phiên họp thường kỳ tháng 5 - 2019 để thông qua Tờ trình về việc duyệt Dự thảo Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” và Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh thảo luận kế hoạch đưa công an chính quy về công tác ở xã, thị trấn và mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn

Ngày 23 – 5, UBND tỉnh tiếp tục Phiên họp thường kỳ tháng 5 - 2019 để thông qua Tờ trình về việc duyệt Dự thảo Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” và Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn.

UBND tỉnh thảo luận kế hoạch đưa công an chính quy về công tác ở xã, thị trấn và mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và một số địa phương.

UBND tỉnh thảo luận kế hoạch đưa công an chính quy về công tác ở xã, thị trấn và mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn

Lãnh đạo Công an tỉnh trình bày đề án liên quan đến việc đưa công an chính quy về công tác ở các xã, thị trấn.

Theo Tờ trình về việc duyệt Dự thảo Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” do đại diện Công an tỉnh trình bày, mục tiêu đến năm 2025, bố trí công an chính quy tại các thị trấn như công an phường hiện nay; bố trí công an chính quy ở 100% xã, hướng công an xã tiệm cận như công an phường hiện nay. Theo lộ trình, từ tháng 7 - 2019 đến năm 2025, dự kiến sẽ điều động từ 1.714 đến 2.760 cán bộ, chiến sĩ công an về làm việc tại 29 thị trấn và 494 xã trên địa bàn tỉnh (nhưng tạm thời vẫn hoạt động theo Pháp lệnh Công an xã). Đề án cũng đề cập đến các nhiệm vụ cần triển khai; các mục tiêu cụ thể; xác định từng lộ trình cụ thể; kế hoạch trang bị phương tiện, điều kiện cho công tác điều chuyển và triển khai nhiệm vụ của công an chính quy tại xã, thị trấn…

UBND tỉnh thảo luận kế hoạch đưa công an chính quy về công tác ở xã, thị trấn và mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền thảo luận các vấn đề liên quan đến kế hoạch đưa công an chính quy về cấp xã.

Các đại biểu tại phiên họp đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến các căn cứ pháp lý; tính toán lại mục tiêu của từng lộ trình; việc bố trí công việc mới cho một số vị trí tại công an xã hiện nay…

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cho rằng, đưa công an chính quy về công tác tại các xã, thị trấn là cần thiết với điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, việc thực hiện không nên ồ ạt, nóng vội mà phải xây dựng theo lộ trình, có thí điểm. Theo đó, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan cần bàn bạc để hoàn chỉnh lại đề án theo các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại phiên họp. Trong quá trình đưa công an chính quy về xã, thị trấn, cũng cần lưu ý giải quyết, bố trí việc làm mới cho lực lượng công an xã, thị trấn hiện tại. Một khó khăn khác cần giải quyết là, việc đưa công an chính quy về công tác ở cấp xã phải gắn với việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng ăn nghỉ, sinh hoạt cho cán bộ công an về công tác. Điều này phát sinh kinh phí rất lớn, nên thực hiện từng bước là hợp lý. Hơn nữa, đây là việc làm chưa có tiền lệ, liên quan đến các quy định, cơ chế chính sách nên việc thực hiện từng bước để đúc rút kinh nghiệm và thực hiện đúng các quy định pháp lý là điều cần thiết.

Từ các kế hoạch trước mắt của đề án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, trong năm 2019, Công an tỉnh xây dựng phương án lựa chọn các thị trấn để chuyển công an chính quy hoạt động như công an phường; còn lại, chỉ thực hiện trước ở các xã có nhu cầu cấp bách và 66 xã sau khi được sáp nhập trong năm nay. Trên cơ sở phương án, Công an tỉnh phải làm việc với các huyện để có kế hoạch điều động, bố trí việc làm mới cho lực lượng công an xã hiện tại. Việc thực hiện phải có kế hoạch cụ thể. Giai đoạn 2020 – 2025 cũng phải cụ thể được kinh phí thực hiện, số công an xã hiện tại dư ra là bao nhiêu để có phương án bố trí công việc cũng như các vấn đề liên quan. Nhiều vấn đề trong nội dung đề án cũng phải hoàn thiện lại để trình HĐND tỉnh xem xét.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận các vấn đề liên quan đến Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh ban hành mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 lò đốt rác, trong đó có 9 lò đốt được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và ngân sách xã với tổng công suất 46,8 tấn/ngày đêm, 12 lò đốt rác được đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác, với tổng công suất 173 tấn/ngày đêm. Toàn tỉnh có 23 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được đầu tư từ ngân sách nhà nước, 1 khu xử lý đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, các bãi chôn lấp đều có công suất nhỏ. Năng lực xử lý của các dự án hiện mới đạt được 907,6 tấn/ngày đêm, trong đó xử lý bằng công nghệ đốt là 219,8 tấn/ngày, xử lý bằng công nghệ chôn lấp là 687,8 tấn/ngày, còn lại chủ yếu được chôn lấp tại bãi rác của các xã. Chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương sau khi thu gom chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp (chiếm tới 89,7%) và đốt (khoảng 10,3%), trên địa bàn tỉnh chưa có công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân vi sinh. Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án, mỗi người dân phải chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đối với khu vực đô thị 8.000 đồng/người/tháng; khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, ven biển 4.500 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn miền núi khó khăn 3.000 đồng/người/tháng; tổ chức, doanh nghiệp phải trả chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là 130.000 đồng/m3 và chi phí dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 70 đến 210.000 đồng/m3…

UBND tỉnh thảo luận kế hoạch đưa công an chính quy về công tác ở xã, thị trấn và mức giá tối đa dịch vụ thu gom, xử lý rác thải rắn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền phát biểu các vấn đề liên quan đến thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

Kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự chuẩn bị đề án của Sở Tài nguyên và Môi trường với sự nghiên cứu khá toàn diện và tổng thể thực trạng thu gom và xử lý rác trên địa bàn tỉnh hiện nay. Riêng phần quy định giá và một số vấn đề liên quan, phải tách riêng thành một văn bản để trình HĐND tỉnh và Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định. Về cơ chế thu gom, Nhà nước lo vấn đề xử lý, người dân có trách nhiệm nộp tiền chi phí thu gom và vận chuyển. Riêng với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có rác thải, phải nộp thêm cả chi phí xử lý. Về mức thu, thống nhất phương án các vùng, miền khác nhau thì áp dụng mức phí thu gom và vận chuyển khác nhau cho phù hợp; với một số đối tượng cá bệt như người neo đơn ốm đau hay có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nên nghiên cứu thêm cơ chế miễn tiền thu gom rác. Về chủ thể thu gom, vận chuyển và thu tiền rác, do các địa phương cấp huyện lựa chọn, và nên thu theo nhân khẩu thường trú. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường mời các huyện cùng các công ty môi trường cho thêm ý kiến, sau đó hoàn chỉnh lại tờ trình trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại phiên họp, trình UBND tỉnh trước ngày 15 – 6 để báo cáo HĐND tỉnh.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

2 bình luận

 Ngô Thị Thủy - 16:35 25/05/19

 Trả lời

Là một công dân lo môi trường tác động đến đời sống, tôi nêu ý kiến về giải pháp thu gom, xử lý rác thải SH: - tuyên truyền rộng rãi đến từng hộ dân, những người nội trợ: hãy phân loại rác thải từ trong GĐ. Để riêng rác thải sinh hoạt, túi bóng đồ nhựa,...ra từng túi riêng. - Công nhân khi thu gom rác cũng phải để riêng từng loại - Công ty MT khi tập kết cũng phân ra từng loại để xử lý. ... Tôi thiết nghĩ, nếu làm tốt được nhận thức này trong từng hộ GĐ thì lượng rác thải khó xử lý như túi bóng, đồ nhựa,...sẽ được lọc ra đáng kể.

 Le trung kien - 12:45 24/05/19

 Trả lời

Sao phú lộc hậu lộc là vùng nông thôn mà phải đóng tiền rác 8000/đồng /người /tháng

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]