(Baothanhhoa.vn) - Chiều 30-12, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Chiều 30-12, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Cùng tham dự có đại diện các sở, ngành, đơn vị là thành viên của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo báo cáo từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai, năm 2021 cả nước xảy ra 841 trận thiên tai với 18/23 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển. Từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm 108 người chết và mất tích, 95 người bị thương. Tổng giá trị tài sản cả nước bị thiệt hại do thiên tai trong năm lên tới 5.200 tỷ đồng.

Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Ảnh chụp màn hình đầu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại Thanh Hóa, năm 2021 đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 30 trận thiên tai, trong đó có 3 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới, 8 đợt mưa lớn, 5 trận lốc sét kèm theo mưa, 4 điểm sạt lở đất lớn, 6 đợt nắng nóng, 3 đợt rét đậm rét hại.

Các trận thiên tai trong năm đã làm chết 3 người, 1 người bị thương, 39 nhà bị thiệt hại, 4 nhà phải di dời khẩn cấp, 33 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất. Các loại cây trồng, vật nuôi cũng bị thiệt hại nặng nề với 260 ha lúa, 552 ha hoa màu và rau màu các loại, 590 ha cây trồng hàng năm, nhiều gia súc, gia cầm. Các tuyến quốc lộ và đường tỉnh trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng với 651 vị trí bị sa bồi, sạt lở, 44 vị trí sạt lở ta luy âm… Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021 khoảng 66,5 tỷ đồng, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận chia sẻ những kinh nghiệm, đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2021. Đồng thời kiến nghị, đề xuất, đóng góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

Triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang khẳng định Thanh Hóa luôn xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tỉnh luôn chủ động triển khai các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Theo đồng chí, Thanh Hóa có tổng chiều dài đê lớn nhất cả nước với 1.008 km, có số hồ đập lớn thứ 2 cả nước với 610 công trình, là tỉnh có diện tích rộng, nhiều vùng địa hình phức tạp, dễ chịu thiệt hại của thiên tai.

Trong 23 loại hình thiên tai, Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng của 22 loại hình, trừ sóng thần.

Năm 2021 Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của 30 trận thiên tai, nhưng nhờ phòng, chống và ứng phó quyết liệt, hiệu quả, nên thiệt hại về người và tài sản thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Tổng cục Phòng, chống thiên tai nâng cao hơn nữa tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng trong công tác chỉ đạo; quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa kịp thời những công trình hư hỏng, tiềm ẩn nguy hiểm, hỗ trợ kinh phí di dời tái định cư với những hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy hiểm.

Hiện phương tiện và thiết bị cho phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở Thanh Hóa cũng như nhiều địa phương còn khá lạc hậu, yêu cầu đặt ra là phải trang bị các phương tiện và thiết bị hiện đại để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng kiến nghị đưa nội dung giải quyết hậu quả và tạo sinh kế cho người dân sau thiên tai thành vấn đề chính trong công tác phòng, chống thiên tai.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ghi nhận những nỗ lực của các bộ ngành, cơ quan Trung ương liên quan, các địa phương trong ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

Trên cơ sở phân tích các giải pháp đã được đề ra cho năm 2022, Bộ trưởng yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, các địa phương nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, linh hoạt và sáng tạo, xây dựng các kịch bản, xác định được những rủi ro để chủ động các giải pháp ứng phó.

Cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành, đơn vị liên quan, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong triển khai nhiệm vụ.

Công tác truyền thông cần được chú trọng hơn nữa để nâng cao nhận thức cộng đồng, để các cấp, ngành và người dân chủ động hơn trong triển khai giải pháp giảm thiểu thiệt hại….

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]