(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-8, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Sáng 16-8, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Theo báo cáo của Sở Y tế, hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) có 2 máy xét nghiệm Realtime-PCR và 2 máy tách chiết tự động, công suất mỗi máy 96 mẫu đơn/1 lần xét nghiệm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 1 máy xét nghiệm Realtime-PCR và 1 máy tách chiết tự động công suất 96 mẫu đơn/1 lần xét nghiệm. Bệnh viện Phổi Thanh Hoá có 1 máy xét nghiệm Realtime-PCR và 1 máy tách chiết tự động, công suất 96 mẫu đơn/1 lần xét nghiệm (hiện chưa được Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương thẩm định). Bệnh viện Nhi Thanh Hóa 1 máy xét nghiệm Realtime - PCR (hiện nay đã bị hỏng). Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đã triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR từ tháng 7-2021, công suất 96 mẫu đơn/1 lần xét nghiệm.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Với số lượng máy trên, công suất xét nghiệm Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh tối đa 1.900 mẫu đơn/ngày (dự kiến 6 giờ/lần xét nghiệm) và nếu gộp 5 mẫu thì đạt khoảng 9.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 mẫu thì đạt khoảng 18.000 mẫu/ngày.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Hùng báo cáo phương án nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Dự kiến trong thời gian tới sẽ bổ sung 1 hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR (gồm Hệ thống Realtime RT-PCR và máy tách chiết tự động) cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, công suất khoảng 400 mẫu đơn/ngày; tiếp nhận 2 hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR (dự kiến cấp cho Bệnh viện Nhi Thanh Hoá và CDC tỉnh); 1 máy tách chiết cấp cho CDC tỉnh.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Giám đốc CDC tỉnh Lương Ngọc Trương phát biểu tại hội nghị.

Sau khi mua sắm bổ sung sẽ nâng năng lực xét nghiệm Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh lên 2.400 mẫu đơn/ngày và nếu gộp 5 mẫu thì khoảng 12.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 mẫu khoảng 24.000 mẫu/ngày.

Đối với công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, Sở Y tế cũng đưa ra phương án khi có các tình huống mắc COVID-19, đó là phương án xác định rõ các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, chỉ đạo điều hành; ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài; công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch… đặc biệt là việc thiết lập mạng lưới cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong điều trị thực hiện theo sơ đồ tháp 3 tầng: Tầng 1 nhóm bệnh nhân nhẹ; tầng 2 nhóm bệnh nhân vừa và tầng 3 nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Giám đốc Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lê Văn Sỹ phát biểu tại hội nghị.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19 là hết sức cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, phức tạp, khó đoán định; đồng thời khẳng định quyết tâm và đưa ra các phương án, giải pháp nhằm chủ động, tích cực ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh: Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Tại Thanh Hóa, dịch bệnh đang được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn, do đó các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn nữa, nâng cao mức độ phòng, chống dịch ở tất cả các khâu, trong đó có việc nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Để làm tốt nhiệm vụ này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tham gia xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2, kể cả đơn vị ngoài công lập, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các đơn vị sau khi được đầu tư bổ sung trang thiết bị xét nghiệm tập trung nâng công suất, hiệu quả hoạt động.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao CDC tỉnh phải đáp ứng được tần suất xét nghiệm 1.600 mẫu đơn/ngày; nếu gộp phải đạt 16.000 mẫu đơn/ngày.

Giao Sở Y tế và CDC tỉnh khẩn trương triển khai các phần việc liên quan đến công tác chuyên môn để đưa hệ thống máy xét nghiệm vừa được đầu tư bổ sung đi vào hoạt động, đặc biệt là đối với hệ thống máy xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc.

Sở Y tế tham mưu thành lập 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban chỉ đạo xét nghiệm, tiểu ban tiêm vắc-xin và tiểu ban điều trị bệnh nhân COVID-19; thành lập 150 tổ lấy mẫu sàng lọc điều động khi cần thiết; xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn quy trình hoạt động đối với cơ sở lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tất cả các khâu ở những cơ sở này.

Tích cực, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại kết luận hội nghị.

Đối với công tác điều trị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành chức năng, các đơn vị liên quan phải chuẩn bị tốt phương án về nhân lực, cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Chủ động triển khai nhiệm vụ với phương châm “4 tại chỗ” từ tỉnh đến cơ sở và cả ở các bệnh viện ngoài công lập.

Các bệnh viện vừa phải bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, vừa làm tốt nhiệm vụ phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong bệnh viện. Đồng thời chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, mô hình “Bệnh viện COVID-19 trong bệnh viện” để khi cần thiết có thể khởi động ngay.

Đồng chí đề nghị đơn vị chức năng khẩn trương tham mưu thành lập Tiểu ban điều trị bệnh nhân COVID-19. Nhiệm vụ của Tiểu ban này là triển khai kế hoạch điều trị, điều phối nhân lực; hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện; chi viện khi cần thiết.

Cùng với nhiệm vụ trên, cần tăng cường tập huấn công tác điều trị cho đội ngũ y, bác sĩ ở tất cả các cơ sở y tế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19 nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phòng chống dịch.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]