(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-12, dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Sáng 10-12, dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn.

Bước vào phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường đã báo cáo, giải trình với HĐND tỉnh và cử tri trong tỉnh về các nội dung: Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp ở một số địa phương; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để tập trung chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới; tàu thuyền khai thác hải sản vào neo đậu tại các cảng cá, bến cá còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để tạo thuận lợi cho người dân, cũng như phát huy hiệu quả các cảng cá, bến cá đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường đã báo cáo, giải trình với HĐND tỉnh và cử tri trong tỉnh.

Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 loại dịch bệnh là bệnh viêm da nổi cục (VDNC), bệnh dịch tả lợn Châu Phi và bệnh cúm gia cầm A/H5N6. Bệnh VDNC trên trâu, bò xuất hiện đầu tiên tại phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn. Từ ngày 3-2-2021, đến ngày 17-7-2021, bệnh VDNC đã xảy ra tại 6.013 hộ chăn nuôi, ở 1.382 thôn, thuộc 340 xã trên địa bàn 25 huyện, thị xã, thành phố, với 7.640 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có 2.003 con trâu, bò buộc phải tiêu hủy. Chỉ sau 6 tháng từ khi xuất hiện bệnh VDNC, đến ngày 6-8-2021, Thanh Hóa là tình đầu tiên trên cả nước đã kiểm soát được hoàn toàn dịch bệnh và không để dịch tái phát sinh đến nay.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), xuất hiện trên địa bàn tỉnh vào ngày 20-9-2021 tại xã Thiệu Thịnh và xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa). Tính đến ngày 27-11-2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra DTLCP tại 595 hộ, ở 205 thôn, thuộc 68 xã của 12 huyện, thị xã. Trong đó, có 3.349 con lợn buộc phải tiêu hủy, với trọng lượng 241.794 kg. Sau 2 tháng dịch bệnh xuất hiện, đến nay tỉnh ta cơ bản đã kiểm soát được bệnh DTLCP. Đối với dịch cúm gia cầm, trong tháng 1 và 2-2021, dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại một số xã trên địa bàn tỉnh. Đến nay, sau 10 tháng dịch cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ngay sau khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm bắt đầu xuất hiện, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch. Nhờ vậy, các loại dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm ở các địa phương trong tỉnh đã được phát hiện sớm, xử lý kịp thời giảm sự lây lan và giảm thiệt hại về kinh tế. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Thanh Hóa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao. Nổi bật là dịch cúm gia cầm được kiểm soát ngay trong diện hẹp; bệnh VDNC trên đàn trâu, bò là tỉnh bị dịch xâm nhập sau nhiều tỉnh khác nhưng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước kiểm soát và công bố hết dịch hoàn toàn.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Toàn cảnh phiên chất vấn.

Trả lời về nội dung nhiều tàu thuyền khai thác hải sản vào neo đậu tại các cảng cá, bến cá còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để tạo thuận lợi cho người dân, cũng như phát huy hiệu quả các cảng cá, bến cá đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Trên địa bàn tỉnh có 18 cảng cá và 4 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Hiện nay hàng qua các cảng cá từ 120,000 - 160.000 tấn/năm. Các cảng cá tạo động lực cho phát triển nhiều nhà máy chế biến, nhiều cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, do tàu cá trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô dẫn đến các cảng cá quá tải. Mỗi cảng cá chỉ đủ cho 10 - 35 tàu cập cảng cùng lúc; các hạng mục công trình xuống cấp.

Mặt khác, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lũ xảy ra thường xuyên đất phù sa từ thượng nguồn đổ ra các cửa lạch, làm cho luồng lạch vào cùng, vùng nước ở trước cảng và khu neo đậu tránh trú bão bị bồi lấp không đảm bảo cho tàu ra vào. Do vậy, nhiều chủ tàu tìm đến những địa điểm tự phát như: Khu vực Kênh De huyện Hậu Lộc, các cảng ngoài tỉnh để neo đậu. Bên cạnh đó, các cảng cá thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý không đáp ứng được các quy định mới của Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định về công khai thác IUU, vì chưa có hệ thống cập rời cảng, hệ thống giám sát tàu cá tại cảng, theo dõi sản lượng, không đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác tại các cảng.

Cùng với đó, các cảng cá trên chưa có cầu cảng, nhà điều hành hệ thống xử lý nước thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy... rất khó khăn cho tàu cá ra vào.

Các Ban quản lý cảng cá ở các địa phương còn hình thức, thiếu quy chế hoạt động, phương án khai thác sử dụng nên chưa phát huy hiệu quả khai thác sử dụng cảng cá.

Cùng với việc thẳng thắn nhận trách nhiệm trước HĐND tỉnh và cử tri trong tỉnh, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng đề xuất các giải pháp để giữ được thành quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là nhanh chóng dập tắt bệnh DTLCP và ngăn chặn tái bùng phát bệnh VDNC, cúm gia cầm; khai thác, phát huy hiệu quả các cảng cá, bến cá đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh Đinh Xuân Hướng chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn Lương Tất Thắng chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại phiên chất vấn, nhiều câu hỏi được các đại biểu HĐND tỉnh gửi đến Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến các giải pháp trong phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng cá, nhất là công tác quản lý Nhà nước tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh.

Trả lời những nội dung đại biểu HĐND tỉnh chất vấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường, cho biết: Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay trong diện hẹp; tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thành lập các đoàn công tắc, đội phản ứng nhanh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện. Tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 172/NQ-HĐND, ngày 11-10- 2021 của HĐND tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi; kế hoạch hành động tại Quyết định 4010/QĐ-UBND ngày 13-10-2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi, tạo sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị, liên kết và phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn; quản lý nghiêm công tác tái đàn, tăng đàn, nhất là đàn lợn trên địa bàn, bảo đảm không để tái phát bệnh DTLCP. Tuyệt đối không cho tái đàn, tăng đàn đối với các hộ chăn nuôi lợn không đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, bãi chăn thả. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 8-7-2021 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030”...

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Phiên chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra vào các cảng cá, bến cá và các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động các cảng cá, Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh, đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân nắm được các quy định liên quan đến hoạt động của tàu cá trên biển, tàu cá cập rời cảng, khu neo đậu tránh trú bão; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân năm vững nội quy, quy chế cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định về hoạt động khai thác, điều động tàu trong mọi tình huống nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực khai thác, sử dụng và quản lý cho các ban quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu cho tỉnh tăng cường các nguồn lực đầu tư cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Trong đó, tập trung đầu tư các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng trong giai đoạn 2021-2025, như: Dự án cảng cá, khu neo đậu cho tàu cả xã Hải Hà do UBND thị xã Nghi Sơn làm chủ đầu tư và Dự án nạo vét, thanh thải đá ngầm Lạch Bạng vào cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão do Ban dự án Nông nghiệp làm chủ đầu tư; hoàn thành thi công Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Sông Lý, huyện Quảng Xương trong năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Phát triển thủy sản bền vững, vốn vay WB, như: Dự án nâng cấp cảng cá Hòa Lộc kết hợp với khu neo đậu tránh trẻ bão Lạch Trưởng; Dự án nâng cấp cảng cá Hoằng Trường; Dự án nâng cấp cảng cả Lạch Hới và dự án nâng cấp cảng cá Lạch Bạng. Ưu tiên bố trí vốn định kỳ để duy tu, bảo dưỡng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và nạo vét luồng vào, vùng nước trước cảng, trong đầu trú bão. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân vào đầu tư mới, đầu tư nâng cấp các cảng cá hiện có, nhằm đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định; phối hợp rà soát quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đề nghị bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và các quy định của Luật Thủy sản, khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng, khẳng định: Chăn nuôi và khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, giải quyết sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Vì vậy, vấn đề phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; vấn đề quản lý các tàu cá, khai thác có hiệu quả các cảng cá, bến cá đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu HĐND, của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Tại phiên chất vấn, đã có 9 đại biểu HĐND tỉnh và 1 ý kiến của cử tri đặt câu hỏi với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, các đại biểu đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn về một số nội dung cụ thể.

Bên cạnh báo cáo về 2 vấn đề chất vấn đã được gửi tới HĐND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuy lần đầu tiên trả lời chất vấn trước HĐND tỉnh, nhưng đã thể hiện rõ sự tự tin, nắm vững các nội dung chất vấn và trả lời đầy đủ các câu hỏi, các nội dung chất vấn mà các đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, với tinh thần cầu thị, trách nhiệm. HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu, cũng như kết quả đạt được của ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là kết quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian qua. Các đại biểu HĐND, cử tri và Nhân dân trong tỉnh mong muốn trong thời gian tới Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ nỗ lực hơn nữa lãnh chỉ đạo toàn ngành tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có những giải pháp hiệu quả, đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn để chủ động khống chế, kiểm soát được các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp hiện nay, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với các tàu cá, các Ban quản lý, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh.

Thông qua phiên chất vấn, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm giải quyết tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Công điện số 03-CĐ/TU, ngày 18-10-021. Trong đó, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay trong diện hẹp; giảm tối đa chăn nuôi bán chăn thả; tăng cường công tác tuyên truyền, công tác quản lý chăn nuôi, quản lý chặt tổng đàn và tái đàn; áp dụng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng; quản lý chặt chẽ công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ; thành lập các đoàn công tác, đội phản ứng nhanh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện.

Trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đối với bệnh DTLCP, VDNC, bệnh cúm gia cầm. Đối với bệnh VDNC trên trâu, bò, tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC triệt để, đảm bảo 100% diện tiêm cho đàn trâu bò của tỉnh; chuẩn bị đầy đủ, cung ứng kịp thời vắc xin; tổ chức công tác tiêm phòng vắc xin năm 2022 đúng kế hoạch, hiệu quả nhất. Đối với bệnh DTLCP, thống kê, nắm rõ số lượng các hộ chăn nuôi lợn, số lượng từng loại lợn trên địa bàn; quản lý nghiêm công tác tái đàn, tăng đàn lợn trên địa bàn; tăng cường vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Đối với bệnh cúm gia cầm, tổ chức tốt công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, tiêm phòng triệt, để vắc xin cúm gia cầm đạt tỷ lệ 100% gia cầm thuộc diện tiêm phòng. Đánh giá nguy cơ, cảnh báo sớm dịch bệnh và đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch một cách chủ động, kịp thời, hiệu quả nhất. UBND tỉnh giao kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bảo đảm dự phòng số lượng vắc xin, thuốc sát trùng, vật tư, xét nghiệm... phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản.

Đề xuất cơ chế, chính sách; nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng, số chống dịch ở cấp huyện, cấp xã. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Quyết định số 414/QĐ-TTg, ngày 22-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030; trong đó cần nghiên cứu kỹ để xây dựng phương án tổng thể của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đặc biệt là hệ thống quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn tỉnh.

Tập trung triển khai nhiều giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và phát huy hiệu quả các cảng cá

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để tạo thuận lợi cho người dân và phát huy hiệu quả các cảng cá, bến cá đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cần tập trung đẩy mạnh, đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân nắm được các quy định liên quan đến hoạt động của tàu cá trên biển, tàu cá cập, rời cảng, khu neo đậu tránh trú bão; công tác vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn hoạt động của người và tàu cá tại cảng, khu neo đậu tránh trú bão.

Quan tâm nâng cao năng lực khai thác, sử dụng và quản lý cho các ban quản lý cảng cá, tổ chức cảng cá; xem xét lại việc thu phí, bảo vệ môi trường tại các cảng cá. Rà soát quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và các quy định của Luật Thủy sản, khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Tập trung đầu tư, hoàn thành Dự án cảng cá, khu neo đậu cho tàu cá xã Hải Hà, thị xã Nghị Sơn; Dự án nạo vét, thanh thải đá ngầm Lạch Bạng; Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sông Lý, huyện Quảng Xương, nhằm hướng đến xây dựng, hình thành các đô thị nghề cá.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Nâng cấp cảng cá Hòa Lộc kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão Lạch Trường; Nâng cấp cảng cá Hoằng Trường, nâng cấp cảng cá Lạch Hới; nâng cấp cảng cá Lạch Bạng. Ưu tiên bố trí vốn định kỳ để duy tu, bảo dưỡng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và nạo vét luồng vào, vùng nước trước cảng, trong âu trú bão. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân vào đầu tư mới, đầu tư nâng cấp các cảng cá hiện có đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định; cho thuê, khai thác sử dụng cảng cá theo quy định của pháp luật.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và bà con ngư dân nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.

Nhóm PV Phòng XDĐ-NC


Nhóm PV Phòng XDĐ-NC

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]