(Baothanhhoa.vn) - Chiều 13-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động vận tải trong nước, phục hồi vận tải quốc tế

Chiều 13-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Văn phòng UBND tỉnh.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động vận tải trong nước, phục hồi vận tải quốc tế

Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội (ảnh Tienphong.vn)

Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song, ngành GTVT đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, chủ động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, Bộ GTVT là một trong số các bộ, ngành hoàn thành các quy hoạch ngành Quốc gia sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Hoạt động vận tải đã phục hồi, tăng trưởng ấn tượng trên cả 5 lĩnh vực; trong đó, khối lượng hàng hóa tăng 23,7%; luân chuyển hàng hóa tăng 29,4%, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 52,8%; luân chuyển hành khách tăng 78,3% so với cùng kỳ. Trong năm, ngành GTVT đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án (DA) quan trọng; đã hoàn thành đưa vào khai thác 22 DA; khởi công đồng loạt 12 DA thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động vận tải trong nước, phục hồi vận tải quốc tế

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Tính đến hết năm 2022, Bộ GTVT là một trong những bộ, ngành có tiến độ giải ngân cao hơn mức bình quân chung cả nước. Công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, dữ liệu dùng chung và dữ liệu chuyên ngành dần được hoàn thiện, góp phần quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số.

Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất cao với báo cáo tổng kết của Bộ GTVT và thảo luận, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục của ngành GTVT trong năm 2022, như: Chất lượng một số văn bản chuyên ngành GTVT chưa được ổn định lâu dài trong thực tiễn; tiến độ chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công một số DA còn chậm so với yêu cầu do đại dịch COVID-19, diễn biến bất thường của thời tiết và sự khan hiếm vật liệu và một số nguyên nhân từ chủ đầu tư, ban quản lý DA, nhà thầu. Cùng với đó, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho công tác bảo trì còn hạn chế chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nên công tác bảo trì một số tuyến đường bộ còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hoạt động vận tải, đi lại của Nhân dân. Một số lĩnh vực chưa dự báo kịp thời diễn biến phức tạp nên phương pháp, tần suất của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa phù hợp...

Dựa trên những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn năm 2022, Bộ GTVT đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023. Trong đó, Bộ GTVT tiếp tục bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, tính ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động vận tải trong nước, tập trung phục hồi vận tải quốc tế. Phấn đấu sản lượng vận tải năm 2023 về hàng hóa (tấn) tăng khoảng 7%, hành khách tăng khoảng 8% so với năm 2022. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển dự kiến đạt khoảng 755 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2022.

Cùng với đó, ngành nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 đến 10% cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, bị thương) so với năm 2022. Hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 DA, hoàn thành 29 DA; phấn đấu giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm 80% các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; triển khai các công nghệ số đáp ứng mục tiêu quản lý Nhà nước dựa trên dữ liệu số, bảo đảm tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao thành quả mà ngành GTVT đã đạt được. Đồng thời, chỉ rõ một số hạn chế trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ của ngành trong năm 2022.

Về nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng Chính phủ mong muốn ngành tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ còn dang dở một cách trọng tâm, trọng điểm; nâng cao năng lực thực thi gắn với giám sát, kiểm tra thường xuyên đạt được kết quả cao nhất. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GTVT chủ động xây dựng các phương án để đối phó với những khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới; cần có sự sáng tạo, linh hoạt để tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” trong triển khai các nhiệm vụ. Cùng với đó, ngành cần thực hiện phân cấp, phân quyền trong đầu tư, thực hiện các DA; đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để phát triển nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GTVT phối hợp với các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu, di dời hạ tầng kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiểm soát tải trọng phương tiện, chuẩn bị các phương án phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân trong dịp lễ, Tết và mùa Lễ hội xuân 2023; đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động vận tải trong nước, phục hồi vận tải quốc tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu sau hội nghị trực tuyến.

Phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến, đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, mặc dù năm 2022 có nhiều khó khăn thử thách, song lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các chương trình DA giao thông, trong đó trọng điểm là DA đường cao tốc Bắc - Nam.

Đối với các công trình, DA trong lĩnh vực GTVT, đồng chí yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung đẩy nhanh công tác GPMB, tranh thủ thời tiết thuận lợi để triển khai thi công đúng tiến độ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện rà soát lại hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông để thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa, bảo đảm an toàn dịp trước, trong và sau Tết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở GTVT tiếp tục phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh xây dựng các phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và lễ hội đầu xuân.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]