(Baothanhhoa.vn) - “Thanh Hóa và Hà Nội có mối quan hệ lịch sử đặc biệt, gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền với những mốc  lịch sử quan trọng của đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và Thanh Hóa

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và Thanh Hóa

“Những ngày văn hóa – du lịch Hà Nội tại Thanh Hóa” – một trong những hoạt động giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch giữa TP Hà Nội và Thanh Hóa. Ảnh tư liệu của Lê Dung

“Thanh Hóa và Hà Nội có mối quan hệ lịch sử đặc biệt, gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng của đất nước.

Đó cũng là những tiềm năng, lợi thế 2 địa phương cùng có và chúng ta cần phải phát huy tốt hơn nữa những giá trị truyền thống này” – phát biểu tại hội nghị hợp tác, phát triển giữa TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa được tổ chức ngày 16-11-2019 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh tới mối quan hệ gắn bó và triển vọng hợp tác giữa hai địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới.

Tiềm năng và cơ hội hợp tác, liên kết phát triển

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, thời gian qua Hà Nội đã chủ động mở rộng, đẩy mạnh liên kết phát triển với các tỉnh, thành trên toàn quốc. Tính đến hết quý 3, Hà Nội vẫn giữ được mức tăng trưởng đạt cao so với cùng kỳ (tăng 7,35%, cùng kỳ tăng 7,01%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 245,8 nghìn tỷ đồng (tăng 12,9%, cùng kỳ tăng 10,3%). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 186.589 tỷ đồng (tăng 15,3% so cùng kỳ).

Theo thống kê, từ năm 2012 trở lại đây, sau khi lãnh đạo hai tỉnh, thành phố: Thanh Hóa – Hà Nội có buổi làm việc về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2011 – 2015 và thống nhất 8 nhóm nội dung hợp tác trên các lĩnh vực thì giữa hai địa phương đã có sự trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác tích cực, hiệu quả hơn.

Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Với vai trò là trung tâm, Hà Nội đã tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong khu vực và với các trọng điểm kinh tế của các khu vực trong cả nước. Hiện nay các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của 2 địa phương được tiêu thụ trên 2 địa bàn rất tốt. Về thương mại, trên danh mục của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy có sản phẩm của 300 doanh nghiệp (DN), HTX của Thanh Hóa đương vào hệ thống bán hàng của Hà Nội”. Ông Thăng cũng khuyến nghị, để đưa các sản phẩm nhất là nông – lâm – thủy sản vào thị trường Hà Nội tiêu thụ, các cấp chính quyền nên hướng dẫn giúp đỡ các DN, HTX, cơ sở sản xuất bảo đảm rõ nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận an toàn thực phẩm.

Qua theo dõi của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 63 DN và chi nhánh DN của Hà Nội đang hoạt động, tại Hà Nội có 38 DN, chi nhánh DN của Thanh Hóa hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, logicstic... Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết sở sẵn sàng cung cấp, trao đổi các thông tin, nhất là giới thiệu các DN về cơ hội đầu tư ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Thanh Hóa; đồng thời 2 sở cần có sự trao đổi, chia sẻ nhiều hơn các nội dung hoạt động của mỗi bên có thế mạnh như: Phát triển DN, kinh tế tập thể, quản lý DN, đăng ký kinh doanh; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn; đấu thầu qua mạng; thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài; cơ chế tạo nên nguồn lực đầu tư...

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Vương Thị Hải Yến, nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch đã được hai bên triển khai, phối hợp tốt. Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn hạn chế trong khai thác phát huy các giá trị di tích lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch. Thanh Hóa có rất nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch 4 mùa, vì vậy rất mong được sự hợp tác, giúp đỡ của Hà Nội trong việc quảng bá các sản phẩm du lịch, kết nối tuor, tuyến.

Thống kê kết quả hợp tác giữa TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay cho thấy, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 65 dự án của các nhà đầu tư đến từ Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 45.500 tỷ đồng, quy mô diện tích đất sử dụng khoảng 3.118 ha. Trong đó có một số dự án quy mô lớn được triển khai thực hiện và đưa vào vận hành khai thác với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa như: Dự án số 1 Khu đô thị mới Trung tâm TP Thanh Hóa (11.623 tỷ đồng) và Khu đô thị mới phường Điện Biên, TP Thanh Hóa (1.729 tỷ đồng) của Tập đoàn Vingroup; Dự án khu đô thị sinh thái FLC Sầm Sơn (11.488 tỷ đồng) của Công ty CP Tập đoàn FLC; Thủy điện Trung Sơn (8.624 tỷ đồng) của Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn... Nhiều hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trên các lĩnh vực như công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng – an ninh, xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, thông tin – truyền thông, văn hóa, thể thao và du lịch, các hoạt động an sinh xã hội... đã mang lại hiệu quả thiết thực.

12 nhóm nội dung hợp tác trọng tâm trong thời gian tới

Tại hội nghị hợp tác, phát triển vừa được tổ chức mới đây, lãnh đạo TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất 12 nhóm nội dung hợp tác trọng tâm trong thời gian tới. Hai bên thống nhất tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, an ninh - quốc phòng; đồng thời sẽ hợp tác toàn diện trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc tăng cường sự chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hai bên sẽ tạo môi trường thuận lợi để các DN của hai địa phương tiếp cận các thông tin đầy đủ, tìm hiểu đầu tư, xúc tiến đầu tư, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thương mại, dịch vụ của các bên; đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển du lịch...

Đáng chú ý, hai địa phương sẽ đẩy mạnh phối hợp tổ chức các hoạt động, sự kiện đầu tư, thương mại giữa hai địa phương. TP Hà Nội giúp tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các tập đoàn, DN, nhà đầu tư của Hà Nội vào Thanh Hóa đầu tư nhiều hơn nữa. Hà Nội sẽ đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ thông tin, định hướng giúp tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm nguồn cung hàng hóa; từ đó khuyến khích DN đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong hệ thống phân phối tại Hà Nội, góp phần hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hà Nội và Thanh Hóa một cách ổn định, lâu dài. Hỗ trợ DN, làng nghề của 2 địa phương tham gia các hội chợ triển lãm tại Hà Nội và Thanh Hóa. Đẩy mạnh hợp tác chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp; công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất vùng rau, quả đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm (tham quan, học tập mô hình giám sát cộng đồng PGS trong sản xuất rau an toàn). Tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại nông sản, hỗ trợ kết nối các DN, HTX của TP Hà Nội với DN, HTX của tỉnh Thanh Hóa để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác xây dựng các chương trình nhằm khai thác các tour, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng mà hai bên có thế mạnh; quảng bá du lịch, kết nối các DN du lịch.

Trong những năm gần đây, Thanh Hóa trở thành điểm sáng thu hút các nhà đầu tư. Quy mô nền kinh tế của tỉnh đã vươn lên trong tốp đầu cả nước. Việc tăng cường hợp tác phát triển giữa Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội sẽ tạo thêm nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của cả 2 địa phương, khẳng định vị thế động lực của mỗi bên trong phát triển vùng, khu vực cũng như của cả nước.

Hà Minh


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]