(Baothanhhoa.vn) - Sáng 9-12, tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã có báo về kết quả giám sát việc tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa xin đăng tải tóm tắt nội dung báo cáo như sau:

Sớm ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển y tế cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Sáng 9-12, tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã có báo về kết quả giám sát việc tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa xin đăng tải tóm tắt nội dung báo cáo như sau:

Sớm ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển y tế cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh báo cáo về kết quả giám sát việc tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để hệ thống y tế cơ sở hoạt động và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác khám, chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế được bổ sung, tăng cường.

Việc ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh được quan tâm; các bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến trên, giúp điều trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp mà trước đây phải chuyển tuyến.

Công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, y tế cơ sở đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trình độ chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, y đức của cán bộ y tế được nâng lên; người bệnh được chăm sóc tốt hơn, hài lòng hơn, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2018 đến nay, nhân lực ngành y tế đều được bổ sung, tăng thêm hàng năm, nhất là bác sỹ. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, y tế công lập có 14.133 công chức, viên chức, trong đó có: 3.117 bác sĩ, 209 dược sĩ từ đại học trở lên, 440 dược sĩ cao đẳng và trung cấp, 5.778 điều dưỡng, 1.858 y sĩ và 2.731 cán bộ khác. Đối với khối y tế ngoài công lập, tổng nhân lực hiện có là: 3.706 người, trong đó có 857 bác sĩ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn được quan tâm; cơ sở vật chất cho ngành y tế được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân.

Công tác khám, chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao; người bệnh được chăm sóc tốt hơn, hài lòng hơn. Việc ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiếp tục được tăng cường. Trung bình mỗi năm có 101 kỹ thuật mới được áp dụng tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Trong năm 2021 đã đưa 165 kỹ thuật cao ứng dụng trong chẩn đoán điều trị bệnh tại 06 bệnh viện tuyến tỉnh và 9 bệnh viện tuyến huyện. Các dịch vụ phục vụ người bệnh tương đối đầy đủ, nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh đã được thực hiện tốt tại tuyến huyện. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng (năm 2018 là 87,4%, năm 2021 là 91,2%).

Trong giai đoạn 2018 - 2022, công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Việc phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, các bệnh không lây nhiễm, phòng, chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em... được quan tâm, chất lượng được nâng lên.

Từ năm 2020, hệ thống y tế cơ sở đã chủ động và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện “Mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công tác chỉ đạo tuyến được thực hiện hiệu quả, các đơn vị đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các TYT trên địa bàn nhằm triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm được quản lý chặt chẽ, đủ về số lượng và an toàn về chất lượng. Cơ bản cung ứng kịp thời và đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, đáp ứng hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh; chủ động mua sắm, cung ứng vật tư, trang thiết bị, thiết bị phòng hộ cá nhân, test mẫu bệnh phẩm...cho công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng đáp ứng dịch theo các cấp độ.

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình tại các địa phương đã đạt được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chất lượng dân số được cải thiện, từng bước khống chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được duy trì ở mức thấp.

Các cơ sở y tế đã thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn không gây phiền hà cho công dân; các bệnh viện tiếp tục duy trì hoạt động tổ, bộ phận chăm sóc khách hàng, sắp xếp lại khoa, phòng; công khai giá dịch vụ y tế, nội quy, quy định, biển chỉ dẫn, hướng dẫn treo tại nơi dễ nhìn, dễ đọc cho Nhân dân được biết; công khai số điện thoại đường dây nóng, hộp thư góp ý để kịp thời xử lý những phản ánh, kiến nghị của người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành y tế được đẩy mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động y tế cơ sở vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể: Việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực y tế đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế và Nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Một số ít cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của hệ thống y tế cơ sở; chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về y tế cơ sở. Việc phối hợp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế giữa UBND cấp huyện và TTYT có nơi, có lúc hiệu quả chưa cao.

Nhân lực y tế cơ sở thiếu về số lượng, các BVĐK tuyến huyện đều chưa tuyển dụng đủ biên chế được giao. Nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu chưa nhiều, nhất là tại các huyện miền núi. Còn xảy ra tình trạng cán bộ có trình độ cao công tác tại các huyện khó khăn xin chuyển công tác về các địa phương khác hoặc bỏ việc. Việc thôi việc, chuyển công tác khỏi ngành y tế không phổ biến nhưng vẫn xảy ra .

Một số BVĐK tuyến huyện, TYT đã xuống cấp không bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ trang thiết bị còn khó khăn do thiếu kinh phí. Máy móc, thiết bị y tế đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, nhiều phòng khám đa khoa của các TTYT còn thiếu máy siêu âm, máy chụp X-Quang, máy điện tim... Việc xử lý rác thải ở một số TYT chưa đảm bảo theo quy định, chưa phân loại rác và đưa đi xử lý tập trung. Khuôn viên TYTY ở một số nơi chưa gọn gàng, ngăn nắp, cảnh quan môi trường chưa thật sự sạch, đẹp.

Một số đơn vị y tế cơ sở chưa niêm yết công khai quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế. Còn sử dụng bệnh án giấy, chưa thực hiện bệnh án điện tử. Công tác dược lâm sàng còn có hạn chế. Chưa xây dựng quy trình kỹ thuật và hướng dẫn chẩn đoán điều trị riêng tại đơn vị. Việc thực hiện Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế Quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở hiệu quả chưa cao. Một số TYT còn thiếu cán bộ, nhân viên y tế, nhất là bác sĩ, hộ sinh, dược sĩ, y học cổ truyền; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc.

Chất lượng dịch vụ tại một số TYT chưa đáp ứng yêu cầu; người dân chưa tin tưởng đến khám, chữa bệnh…Các hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là phát động phong trào, mở các đợt cao điểm theo chỉ đạo của cấp trên.

Việc thực hiện tự chủ tài chính ở các bệnh viện tuyến huyện, đặc biệt là các huyện miền núi rất khó khăn, gây nên sự mất bình đẳng trong thu nhập của cán bộ y tế giữa các vùng, miền và giữa các tuyến bệnh viện. Một số đơn vị thiếu kinh phí chi trả các khoản phụ cấp cho cán bộ, viên chức và người lao động; nợ tiền các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư y tế. Việc thanh toán BHYT còn bất cập. Việc ứng dụng CNTT tại một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế HĐND tỉnh nêu ra một số kiến nghị. Cụ thể, đối với Trung ương đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định có nhiều bất cập; sớm ban hành văn bản hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở y tế công lập, để phù hợp hơn với cơ chế tự chủ tại các cơ sở y tế trong tình hình mới.

Đối với tỉnh, đề nghị Ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển y tế cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; cần có chính sách hỗ trợ đào tạo bác sỹ từ nhân lực tại các TYT để sau khi hoàn thành khóa học tiếp tục về TYT công tác.

Chỉ đạo UBND cấp huyện tổ chức tốt việc tham mưu quản lý nhà nước về Y tế của Văn phòng HĐND và UBND. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về tự chủ bệnh viện để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân; đẩy mạnh xã hội hóa y tế, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển y tế theo hình thức liên doanh, liên kết phát triển y tế cơ sở; đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất y tế cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; ưu tiên đầu tư cho các đơn vị đã xuống cấp. Quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được đầu tư…

Thùy Linh (lược ghi)


Thùy Linh (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]