(Baothanhhoa.vn) - Ngày 30-10, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận trực tuyến góp ý vào dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Ngày 30-10, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận trực tuyến góp ý vào dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Các ĐBQH tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Góp ý vào dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025), các đại biểu cho rằng, việc quy hoạch đất đai theo từng giai đoạn phải sát thực tế, với tình hình kinh tế - xã hội, với quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương. Việc chuyển đổi mục đích đất phải có sự tính toán, rà soát, thận trọng. Bên cạnh đó, cần có sự thể hiện đầy đủ, công khai hóa, minh bạch, số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê diện tích tất cả loại đất trên lãnh thổ Việt Nam, quản lý sử dụng đất phải cụ thể, chính xác nhất (điển hình như các loại đất rừng, đất ở, đất nông nghiệp, đất quốc phòng - an ninh).

Ngoài ra, cần nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai; có giải pháp xây dựng bản đồ quản lý đất đai, thể hiện rõ quy hoạch đất đai của từng địa phương, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng...

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

ĐBQH Mai Văn Hải tham gia ý kiến thảo luận tại Kỳ họp.

Đóng góp ý kiến vào dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025), ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thồng nhất với Tờ trình của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất; đồng thời đánh giá về những kết quả đạt được trong quy hoạch sử dụng đất nhiệm kỳ 2011-2020 và nêu lên những mặt còn tồn tại, hạn chế.

ĐBQH Mai Văn Hải thống nhất với dự báo, đánh giá tiềm năng các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng; đồng thời đề nghị cần xem xét thêm việc phân bổ các loại đất theo vùng cho các tỉnh, để các tỉnh thấy rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Đề nghị đánh giá, dự báo sát với tiềm năng đất phi nông nghiệp, hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp. Cần tách đất ở nông thôn riêng để thấy rõ nguồn lực tạo ra cho nông thôn; đồng thời quản lý tốt việc khai thác đất ở nông thôn, không để bán đất ở quá mức, nhất là đất lúa.

Đề nghị rà soát, xem xét, dự báo việc phân bổ quy hoạch đất cho các khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm đảm bảo sự liên kết vùng. Cần phân tích kỹ việc cần thiết phải chuyển đổi đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho các mục đích khác…

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

ĐBQH Lại Thế Nguyên và ĐBQH Mai Văn Hải chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa.

Cho ý kiến vào dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đa số ý kiến các đại biểu cho rằng cần thiết ban hành Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, áp dụng mô hình kinh tế phù hợp, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh để tạo động lực tăng trưởng.

Theo các đại biểu phân tích, quá trình triển khai Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 24 của Quốc hội đã được thực hiện một cách đúng hướng, bài bản, đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, hoàn thành 17/22 mục tiêu, đạt 77,3% tổng số mục tiêu đề ra tại Kế hoạch. Tuy nhiên vẫn còn 5/22 mục tiêu chưa hoàn thành, đều là những mục tiêu quan trọng liên quan đến khu vực công như cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại đầu tư công, phát triển doanh nghiệp và đào tạo lao động. Qua quá trình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần rút kinh nghiệm.

Các đại biểu đề nghị cần chỉ rõ nguyên nhân đối với hạn chế, yếu kém của từng nội dung cụ thể, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể hơn nguyên nhân chủ quan quản trị, điều hành; nguyên nhân do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường và bổ sung nguyên nhân khách quan như nhiều vấn đề quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi thực hiện trong thời gian dài…

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Các ĐBQH tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Góp ý vào dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần bổ sung đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong sản xuất, kinh doanh; vấn đề người lao động thất nghiệp, chế độ an sinh xã hội; tình hình khủng hoảng năng lượng; giá xăng dầu, thép, phân bón tăng cao…

Một số vấn đề mới cần được nghiên cứu, bổ sung trong thời gian tới như liên kết vùng, phát triển đô thị, kinh tế đô thị làm trọng điểm, lấy xác định các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có hiệu quả cao, đóng góp lớn và sức lan tỏa rộng trong nền kinh tế, nhất là các ngành dựa trên công nghệ và trí thức tiên tiến làm khâu đột phá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; tăng trưởng dựa vào tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường trong nước và thị trường quốc tế; đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội nhất là từ khu kinh tế tư nhân, tăng trưởng bao trùm, phát huy vai trò của văn hóa, không để ai bỏ lại phía sau.

Trung ương cần xem xét, hỗ trợ ngân sách dựa trên hiệu quả của từng lĩnh vực có lợi thế như du lịch, nông nghiệp, giáo dục, y tế… đối với các địa phương chưa liên kết cao; đồng thời hàng năm Trung ương tiến hành đánh giá để ưu tiên hỗ trợ ngân sách đầu tư phát triển đúng lĩnh vực mà địa phương phát huy được hiệu quả kinh tế cao. Địa phương đầu tư kém hiệu quả trên nhiều lĩnh vực sẽ nhận hỗ trợ cho các chính sách về an sinh xã hội…

Sau 11 ngày làm việc (từ ngày 20 đến 30-10-2021) theo hình thức trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến các điểm cầu tại Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tất cả các nội dung, chương trình đề ra. Kỳ họp sẽ tiến hành họp tập trung tại Nhà Quốc hội từ ngày 8 đến 13-11-2021.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]