(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng đã thể hiện sự quan tâm và quyết tâm trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là đối với lao động nữ vùng nông thôn miền núi, giúp chị em nâng cao vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn khu vực miền núi

Quan tâm tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn khu vực miền núi

Hỗ trợ trao con giống cho chị em phụ nữ xã Trung Lý (Mường Lát) tham gia phát triển sản xuất.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng đã thể hiện sự quan tâm và quyết tâm trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là đối với lao động nữ vùng nông thôn miền núi, giúp chị em nâng cao vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề việc làm đối với lao động nữ nông thôn khu vực miền núi hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành.

Với lao động thời vụ, đặc biệt là những nơi thiếu đất sản xuất thì thời gian nông nhàn của phụ nữ khu vực miền núi là rất lớn. Thế nhưng, để tìm kiếm được việc làm khi thời gian nông nhàn là không hề dễ, bởi muốn đi làm thêm thì phải có nghề, trong khi đó chị em chỉ biết có mỗi đồng ruộng, nương rẫy, trình độ học vấn lại thấp, thậm chí có một số người còn mù chữ... Thừa người, thiếu việc, thiếu đất canh tác nên chị em phụ nữ nông thôn khu vực miền núi kiếm sống rất chật vật. Trong khi điều kiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi không thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tái sản xuất đối với lao động nữ. Rồi, những khó khăn, bất lợi về địa hình, vị trí địa lý xa, hẻo lánh, nhiều thiên tai... cũng ảnh hưởng bất lợi đến phụ nữ trong sản xuất và tái sản xuất. Mặt khác, phụ nữ dân tộc thiểu số có quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm chậm và gặp nhiều khó khăn là do những rào cản từ phong tục tập quán, trình độ học vấn thấp, chuyên môn kỹ thuật hạn chế, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi sinh kế, cải thiện việc làm hạn chế. Do vậy, họ cũng ít có cơ hội tiếp cận với những công việc chất lượng như làm công hưởng lương... Bên cạnh đó, do nữ dân tộc thiểu số thường chỉ sống khép kín trong gia đình, cộng đồng mình, ít có cơ hội mở rộng các mối quan hệ trong sản xuất, cộng đồng và xã hội, ít tham gia các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là những yếu tố bất lợi cho phụ nữ khu vực miền núi đặc biệt là nữ dân tộc thiểu số trong tìm kiếm việc làm và phát triển sản xuất.

Từ thực tế trên, giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn khu vực miền núi là bài toán nan giải đối với hầu hết các địa phương. Hiện nay, một số địa phương vẫn coi việc người lao động đi làm ở các tỉnh, thành khác là hướng giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho gia đình và địa phương. Song đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần có giải pháp tạo việc làm cho chị em ngay tại địa phương. Ví như, tại huyện Thạch Thành, với sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương, các cấp hội phụ nữ, huyện đã thành lập được 12 mô hình kinh tế tập thể (KTTT) do phụ nữ làm chủ. Trong đó có 4 HTX, 8 tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) ở các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tiêu biểu như HTX sản xuất mật ong Hưởng Hoa, THT sản xuất mật mía Thạch Sơn, HTX dịch vụ tổng hợp xã Thành Hưng, HTX tiểu thủ công nghiệp Thành Thọ... Các mô hình, ngành nghề do chị em làm chủ đã liên kết sản xuất đầu vào, đầu ra sản phẩm và khắc phục được hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giúp nhiều hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên sản xuất, thoát nghèo và nhiều hội viên có điều kiện tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bền vững.

Theo bà Phạm Thị Thúy, Trưởng Ban hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, để xây dựng các mô hình KTTT hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội rà soát, đánh giá mức độ hộ nghèo, nhu cầu và điều kiện tự nhiên để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ. Đối tượng ưu tiên là những hội viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có ý thức lao động sản xuất... Đến nay, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội 11 huyện miền núi thành lập được 93 mô hình, trong đó có 11 HTX, 33 THT, 48 TLK, với 1.310 thành viên tham gia, mức thu nhập ổn định từ 2,5 - 4 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra còn tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ. Hiện, các mô hình được xây dựng đã và đang hoạt động hiệu quả, giúp chị em phụ nữ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Những mô hình kinh tế trên đang là hướng đi đúng và trúng cho mục tiêu tạo việc làm, thu nhập ổn định đối với phụ nữ khu vực miền núi. Tuy nhiên, số lượng lao động nữ nông thôn khu vực miền núi được tạo việc làm và tham gia các mô hình sản xuất vẫn còn khiêm tốn. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của nhiều phía, từ cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp và cả người dân trong tập trung vốn, đầu tư khoa học - kỹ thuật vào trồng các loại cây tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, hay tập trung vào chăn nuôi hàng hóa tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Hình thành các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, đưa nhiều ngành nghề mới về các làng quê, phát triển các nghề thủ công nghiệp sẵn có ở địa phương thành một nghề chính để giải quyết việc làm cho lao động nữ tại chỗ. Đồng thời, tăng cường cơ hội cho các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tiếp cận thụ hưởng các chính sách và dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề, cải thiện việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống. Qua đó, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực miền núi hiệu quả và bền vững.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]