(Baothanhhoa.vn) - Sáng 13-1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Sáng 13-1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội (Ảnh:TTXVN)

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh HTX tỉnh…

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành NN&PTNT đạt 3,36%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế… Đó là những kết quả mà ngành NN&PTNT với quyết tâm cao, nỗ lực lớn đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và việc “đổi mới tư duy” để vượt qua khó khăn, thách thức của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu phát triển. Nổi bật là việc chuyển đổi nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để tăng sản lượng, chất lượng; các quy trình sản xuất hữu cơ được áp dụng và nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu cơ được phát triển, nhân rộng...

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: VGP)

Năm 2023, ngành NN&PTNT đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu, như: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn 57%; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 80%... Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn... Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định EVFTA, CPTPP cho hàng nông sản Việt Nam.

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham luận hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thống nhất cao với Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2022 và triển khai Kế hoạch năm 2023. Đồng chí nhấn mạnh, năm 2022 được sự quan tâm của Trung ương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, năm qua ngành nông nghiệp có bước phát triển đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 3,65% cao nhất từ trước đến nay, tổng giá trị sản xuất (giá thực tế) 66.280 tỷ đồng, (đứng thứ 9 toàn quốc), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 321,6 triệu USD có mặt ở trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thông qua hội nghị này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương rà soát các chính sách về NN&PTNT cũ không còn phù hợp với thực tiễn để ban hành các chính sách mới phù hợp, nhằm kịp thời kích cầu phát triển ngành nông nghiệp. Quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bến cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đáp ứng với nhu cầu phát triển tàu cá công suất lớn của ngư dân; hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đạt hiệu quả cao. Rà soát sắp xếp các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT quản lý tại địa phương và các nông, lâm trường phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh lãnh phí nguồn lực, tài nguyên đất đai. Dành nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình hồ đập đầu mối, liên vùng, liên tỉnh nhằm phát huy hiệu quả công tác tưới tiêu, cấp nước sạch, nước thô cho các hoạt động đời sống, sản xuất và phòng chống thiên tai.

Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: VGP).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao thành quả của ngành nông nghiệp trong năm 2022, đã vượt qua những khó khăn từ biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu hướng tiêu dùng để đạt được những kết quả khả quan. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành NN&PTNT phải thấm nhuần 5 bài học kinh nghiệm. Đó là: Đoàn kết thống nhất cả nhận thức và hành động; nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để chỉ đạo, điều hành sáng tạo, linh hoạt; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực thi gắn với giám sát, kiểm tra thường xuyên; xác định có trọng tâm, trọng điểm bởi thời gian, năng lực, cơ sở hạ tầng có hạn; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và phải phối hợp thực sự.

Về giải pháp năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành NN&PTNT cần làm ngay việc xây dựng thương hiệu sau khi quy hoạch sản xuất và quy hoạch vùng nguyên liệu cần phù hợp, xứng tầm. Đẩy mạnh công nghệ, ứng dụng công nghệ số, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đối với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương phải chủ động phối hợp cùng Bộ NN&PTNT nâng cao năng suất lao động, gia tăng thu nhập cho người dân. Về hoạt động xúc tiến thương mại, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngành nông nghiệp phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế theo hướng sâu rộng, hiệu quả; phải chủ động tìm đến các thị trường tiêu thụ mới. Với tinh thần mới, khí thế mới, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ NN&PTNT trong năm 2023, tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để phát triển mạnh mẽ hơn năm vừa qua.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]