(Baothanhhoa.vn) - Kiến nghị là quyền năng pháp lý VKSND, được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Thực hiện quyền năng này, trong 6 tháng đầu năm 2022, VKSND hai cấp của tỉnh đã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng kiến nghị trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Phát huy vai trò công tác kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân

Kiến nghị là quyền năng pháp lý VKSND, được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Thực hiện quyền năng này, trong 6 tháng đầu năm 2022, VKSND hai cấp của tỉnh đã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng kiến nghị trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Phát huy vai trò công tác kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân

Một hội nghị trực tuyến do VKSND tỉnh tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ cho kiểm sát viên.

Qua công tác kiểm sát, kiểm sát viên VKSND hai cấp đã tích cực phát hiện, tổng hợp những vi phạm trong hoạt động tư pháp, những thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, làm cơ sở để tham mưu cho Viện trưởng VKSND hai cấp ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm và kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật.

Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 của VKSND tỉnh: Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, VKSND hai cấp đã ban hành 33 kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm, 15 kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án, kiểm sát xét xử án hình sự, VKSND hai cấp đã ban hành 35 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong giai đoạn điều tra, 30 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; 27 kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục vi phạm, 2 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong giai đoạn xét xử; 127 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Ban hành 36 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc của tòa án hai cấp, 14 kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình; 6 kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; 36 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong công tác thi hành án dân sự...

Qua công tác kiểm sát, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, VKSND hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 145 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Nổi bật là Viện trưởng VKSND tỉnh đã ban hành 5 kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm giết người, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, vi phạm trong việc quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoạt động của văn phòng công chứng, công chứng viên trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn toàn tỉnh có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; tăng cường công tác quản lý, có biện pháp chấn chỉnh và xử lý đối với tập thể và cá nhân có liên quan; chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đề án phòng ngừa tội phạm giết người và cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh theo kiến nghị của VKSND tỉnh.

Các kiến nghị phòng ngừa của Viện trưởng VKSND tỉnh đã góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, điển hình là phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm giết người, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội...; đảm bảo phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo quản, lưu trữ hồ sơ địa chính của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, phòng ngừa những nguyên nhân, điều kiện vi phạm gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; khắc phục những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch của văn phòng công chứng và công chứng viên, người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp...

Đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng VKSND tỉnh, cho biết: Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VKSND hai cấp đã phát hiện được nhiều dạng vi phạm điển hình của các cơ quan tư pháp, đồng thời ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm. Các kiến nghị, kháng nghị của VKSND hai cấp được các cơ quan, đơn vị chấp nhận, tiếp thu và có văn bản trả lời. Công tác kiến nghị trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đã góp phần khẳng định, nâng cao vai trò, vị thế của ngành kiểm sát, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, công tác kiến nghị nói riêng, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh đã tập trung đổi mới, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đăng ký chỉ tiêu cụ thể từ đầu năm để phấn đấu thực hiện, đảm bảo các chỉ tiêu đăng ký phải cao hơn các chỉ tiêu do VKSND tỉnh, VKSND tối cao và Quốc hội đề ra. Chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, kiểm sát viên. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, VKSND tỉnh đã chủ động phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức thành công 3 khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kỹ năng kiểm sát thi hành án dân sự, kỹ năng tranh tụng và trình bày bản luận tội tại phiên tòa hình sự bằng hình thức trực tuyến. Tổ chức 2 hội nghị rút kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng công tác kiểm sát các vụ, việc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, bị can... VKSND tỉnh cũng đã chủ động mời các chuyên gia thuộc các vụ nghiệp vụ VKSND tối cao về trực tiếp truyền đạt kiến thức, chia sẻ kỹ năng, ở các lĩnh vực: kiểm sát giải quyết tin báo tố giác tội phạm; nâng cao kỹ năng tranh tụng, luận tội tại phiên tòa; nâng cao kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự... Đồng thời, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh tập trung nghiên cứu, tăng cường phát hiện, tổng hợp các dạng vi phạm mới trong hoạt động tư pháp, kịp thời ban hành thông báo rút kinh nghiệm đến các đơn vị VKSND cấp huyện để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

Có thể thấy, việc nâng cao chất lượng công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm của VKSND có vai trò rất quan trọng, giúp các tổ chức, cơ quan, đơn vị có biện pháp thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và chấp hành pháp luật; bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của các tổ chức và công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân, chính quyền và cấp ủy tại địa phương đối với ngành kiểm sát.

Đồng chí Lê Văn Đông cho biết thêm: Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiến nghị trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thời gian tới VKSND hai cấp tiếp tục thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiến nghị. Trong đó, tiếp tục xác định công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu; tập trung đổi mới, đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng công tác đào tạo tại chỗ; tích cực phát huy trách nhiệm, đổi mới phương pháp tư duy và tác phong, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; chủ động bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và dự báo tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật ở địa phương, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc đang diễn ra để kịp thời ban hành các văn bản kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; tranh thủ sự lãnh đạo của VKSND cấp trên và cấp ủy địa phương, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan hữu quan và các đơn vị trong ngành để làm tốt công tác kiến nghị phòng ngừa...

Bài và ảnh: Đồng Thành


Bài và ảnh: Đồng Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]