(Baothanhhoa.vn) - Những ngày mùa thu tháng 9, về thôn Trung Tiến, xã Nga Hải (Nga Sơn), ấn tượng nhất với chúng tôi là hệ thống giao thông được bê tông hóa, nhà cửa khang trang, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, phong trào xây dựng nông thôn kiểu mẫu đã và đang lan tỏa đến từng nhà, từng người dân trong thôn. Để có được sự thay da đổi thịt của vùng quê thuần nông này, khi được hỏi, người dân trong thôn đều nhắc đến vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong chi bộ thôn Trung Tiến. Họ là những hạt nhân gắn kết cộng đồng, trong đó có vai trò và dấu ấn nổi bật của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đỗ Thị Hằng.

Những bóng hồng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Những ngày mùa thu tháng 9, về thôn Trung Tiến, xã Nga Hải (Nga Sơn), ấn tượng nhất với chúng tôi là hệ thống giao thông được bê tông hóa, nhà cửa khang trang, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, phong trào xây dựng nông thôn kiểu mẫu đã và đang lan tỏa đến từng nhà, từng người dân trong thôn. Để có được sự thay da đổi thịt của vùng quê thuần nông này, khi được hỏi, người dân trong thôn đều nhắc đến vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong chi bộ thôn Trung Tiến. Họ là những hạt nhân gắn kết cộng đồng, trong đó có vai trò và dấu ấn nổi bật của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đỗ Thị Hằng.

Những bóng hồng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Chị Đỗ Thị Hằng, Bí thư chi bộ - Trưởng thôn Trung Tiến, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn đang trao đổi với các đảng viên trong chi bộ về thực hiện công tác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp tại nhà văn hóa thôn.

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết: Là nữ Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Trung Tiến, chị Đỗ Thị Hằng có chồng là sĩ quan Bộ Đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa đang công tác ở vùng cao biên giới huyện Mường Lát. Ở nhà vừa chăm sóc các con, vừa chăm sóc mẹ già, công việc tuy bận rộn song chị đã sắp xếp “chu toàn việc nhà – trọn việc nước”. Chị Đỗ Thị Hằng tâm sự: Nếu các “đấng nam nhi” làm bí thư chi bộ, trưởng thôn đã vất vả thì những “nữ nhi” như chị đảm nhiệm “vác tù và hàng tổng” còn vất vả hơn nhiều, vừa lo thiên chức của người mẹ, người vợ, nàng dâu hiếu thảo, còn phải suy nghĩ làm sao để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được “Đảng cử - dân bầu”.

Thôn Trung Tiến là vùng đất thuần nông của huyện Nga Sơn, người dân cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, nếp ăn, nếp ở vẫn còn giữ nét của vùng nông thôn, chân chất. Để tạo sức mạnh đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, chị Đỗ Thị Hằng cho biết: Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân chịu cũng xong” khi người dân đã thông, đã hiểu, thì có “dời non, lấp biển” người dân sẽ làm theo. Nhưng để người dân thông, người dân hiểu thì vai trò của người đảng viên trong tuyên truyền vận động là rất quan trọng.

Trong những năm qua, với vai trò là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Trung Tiến, chị Đỗ Thị Hằng đã cùng với các đảng viên trong chi bộ đề ra nhiều giải pháp để vận động quần chúng thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong xây dựng NTM, chị Đỗ Thị Hằng đã cùng với đảng viên trong chi bộ nghiên cứu đề ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, thành lập Ban phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM thôn. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân, thông qua hội nghị Nhân dân trong thôn làm cơ sở để triển khai thực hiện các tiêu chí theo từng năm.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu, chi bộ thôn đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên và thành viên ban phát triển xây dựng NTM kiểu mẫu thôn, như: Chi hội Nông dân chịu trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao; Chi hội Phụ nữ đảm nhận phần việc xây dựng “Nhà sạch - vườn mẫu” và làm tốt công tác vệ sinh môi trường ở các khu dân cư… Bằng cách làm “rõ kế hoạch, rõ người, rõ việc” và kết hợp linh hoạt giữa “dân vận khéo” với phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, trong 2 năm, thôn Trung Tiến đã huy động các nguồn lực từ sự hỗ trợ của nhà nước, đóng góp của người dân và vận động con em xa quê ủng hộ để đầu tư, chỉnh trang hạ tầng tạo cho bộ mặt nông thôn của thôn trở nên khang trang, hiện đại và đáng sống. Hiện nay toàn bộ hệ thống giao thông trong thôn đã được kiên cố hóa, lắp đặt đường điện sáng cao áp, xây bồn hoa, trồng cây xanh, xây dựng sân thể thao….

Cùng với quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, các đảng viên trong chi bộ đã vận động tích cực đưa mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ; ứng dụng khoa học, công nghệ, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả cao vào sản xuất; ứng dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao như xây dựng nhà lưới, trồng hoa, cây ăn quả vào sản xuất… Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt gần 60 triệu đồng/năm.

Năm 2021, thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê (Đông Sơn) được công nhận là NTM kiểu mẫu. Đạt được kết quả phấn khởi trên có sự đóng góp không nhỏ của bà Nguyễn Thị Cúc, Bí thư chi bộ thôn Viên Khê 1. Để lãnh đạo Nhân dân thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu, bà Nguyễn Thị Cúc cùng chi bộ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM kiểu mẫu; phân công đảng viên chịu trách nhiệm thực hiện những công việc cụ thể, gương mẫu đi đầu trong hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công làm đường giao thông và các công trình phúc lợi. Chi bộ đã ra nghị quyết chuyên đề, thành lập các tổ công tác, phân công đảng viên trực tiếp đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động; chỉ đạo các đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất mở rộng đường giao thông bê tông; chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa.

Kết quả, thôn đã vận động được 60 hộ hiến 1.300m2 đất ở và 37 công trình phụ trên đất, đóng góp 1.575 triệu đồng và hàng trăm ngày công lao động xây dựng NTM kiểu mẫu. Thôn Viên Khê 1 đã mở rộng và nhựa hóa được 1,2km đường giao thông, xây dựng 1,2km mương thoát nước, 1,7km tường rào thoáng, sơn 2km tường rào, vẽ 250m đường tranh bích họa; cải tạo 50 vườn tạp đạt tiêu chí hộ “Nhà sạch - vườn đẹp”... Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bà Nguyễn Thị Cúc cùng chi ủy trăn trở tìm phương án phát triển kinh tế cho người dân; trong đó khuyến khích người dân chăn nuôi gia trại, áp dụng khoa học - kỹ thuật để đạt năng suất cao; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người thôn Viên Khê 1 đạt 69,12 triệu đồng/năm, không còn hộ nghèo.

Là người “vác tù và” ở một khu dân cư miền núi còn nhiều khó khăn, bà Bùi Thị Hà, Bí thư chi thôn Tiến Sơn, xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) đã cùng với các đảng viên trong chi bộ tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với thực hiện hương ước của thôn; vận động mọi người tích cực tham gia xây dựng NTM. Trong thời gian qua, bà Bùi Thị Hà cùng các đảng viên, hội, đoàn thể trong thôn thường xuyên nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, hiểu dân, gần dân để biết dân cần gì, làm gì để từ đó vận động, tuyên truyền, phân tích rõ giữa lợi ích chung của thôn và lợi ích riêng của từng hộ để người dân hiểu và phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

Từ một thôn có điểm xuất phát thấp, khi bắt tay vào xây dựng NTM, qua rà soát các tiêu chí đạt NTM còn thấp, các tiêu chí chưa đạt là những tiêu chí khó hoàn thành như tỷ lệ hộ nghèo cao (23%), trong thôn vẫn còn nhà tranh dột nát, tạm bợ, không đảm bao chất lượng nhà ở, thu nhập bình quân/đầu người năm 2018 chỉ đạt 32 triệu đồng; kinh tế hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ, trông chờ vào canh tác nông nghiệp thuần nông, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ bê tông nông thôn chỉ đạt 26%, còn lại là đường đất.

Trước tình hình trên, với vai trò là bí thư chi bộ, bà Bùi Thị Hà đã cùng với chi bộ đã triển khai lồng ghép với những buổi họp thôn, họp đoàn thể và tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về công tác xây dựng NTM. Cùng với đó, tổ chức cho người dân tham gia công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn với phong trào “Chủ nhật sạch”, đồng thời vận động người dân đóng góp kinh phí đầu tư làm đường giao thông nông thôn lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng đường trục thôn;... Đến nay, thôn Tiến Sơn đã về đích NTM, không còn nhà ở tranh tre, dột nát mà được xây dựng bằng những ngôi nhà khang trang và sạch đẹp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23% (31 hộ) xuống còn 4% (6 hộ) năm 2021. Công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp đi vào nền nếp; 100% hộ có lò đốt rác thải sinh hoạt; 100% hộ chăn nuôi chuồng trại có hố phân đậy nắp. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên 56 triệu đồng/người/năm; chất lượng đời sống văn hóa của người dân được nâng lên.

Từ lâu người dân thường gọi những cán bộ, trưởng thôn, khu phố là những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Tuy chế độ đãi ngộ không nhiều, nhưng họ luôn bận rộn, lo toan cho công việc chung của Nhân dân. Những cống hiến lặng thầm của những bí thư chi bộ, trưởng thôn, trong đó có những người phụ nữ gánh vác việc “ăn cơm nhà – lo việc thôn” đã và đang góp phần không nhỏ tạo sự đoàn kết, ổn định và phát triển của các khu dân cư, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng NTM hôm nay, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện như lời căn dặn của Bác Hồ - Thanh Hóa phải trở thành tỉnh kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]