(Baothanhhoa.vn) - Trong cuộc hành trình ra thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên quần đảo Trường Sa trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, tàu Trường Sa - 571 của Hải đội 411, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đã đến các đảo: Song Tử Tây, Đá Thị, Sơn Ca, Đá Nam, Nam Yết. Khi đến với các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, đều thấy ở mỗi đảo có một loài cây đặc trưng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nam Yết - đảo dừa giữa trùng khơi

Trong cuộc hành trình ra thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên quần đảo Trường Sa trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, tàu Trường Sa - 571 của Hải đội 411, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đã đến các đảo: Song Tử Tây, Đá Thị, Sơn Ca, Đá Nam, Nam Yết. Khi đến với các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, đều thấy ở mỗi đảo có một loài cây đặc trưng.

Hàng dừa rợp bóng trên đảo Nam Yết.

Nếu như ở đảo Song Tử Tây là cây phong ba; đảo Sơn Ca là cây mù u; thì ở đảo Nam Yết được gắn với tên gọi: Đảo dừa. Bởi khi đến với Nam Yết, nhìn từ xa, đảo như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa vươn mình trong nắng gió, như khí chất của cán bộ, chiến sĩ vững chãi nơi tiền tiêu Tổ quốc!

Sau hơn một ngày, một đêm vật lộn với sóng to gió lớn, với gần 20 hải lý, từ đảo Sơn Ca đến Nam Yết, khi những tia nắng ban mai bừng sáng phía chân trời, trên loa phóng thanh của tàu Trường Sa - 571 phát lên âm thanh quen thuộc “toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu” gọi các thành viên trên tàu thức dậy. Cánh phóng viên và các thành viên trên tàu không ai bảo ai, đi lên trên boong tàu để được ngắm hòn đảo thân yêu phía Đông Bắc Tổ quốc, với màu xanh của những cây dừa vút cao, kiêu hãnh trên nền trời xanh biếc giữa trùng khơi. Đứng bên tôi, đồng chí Đại tá Bùi Đình Dương, Lữ đoàn phó quân sự, Lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa giọng đầy tự hào giới thiệu: Đảo Nam Yết có hình bầu dục hơi hẹp về bề ngang, cách đảo Trường Sa Lớn 174 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Song Tử Tây 76 hải lý về phía Nam, cách Cam Ranh 326 hải lý về phía Đông Nam. Về mặt hành chính, đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đảo Nam Yết cũng có rất nhiều loài cây đặc trưng của các đảo nổi của quần đảo Trường Sa, như bàng vuông, phong ba, cây tra... nhưng dường như thiên nhiên đã ưu ái hơn cho hòn đảo này một môi trường thuận lợi để cây dừa phát triển. Không có một hòn đảo nào ở Trường Sa mà cây dừa lại sinh sôi nhanh và khỏe như tại Nam Yết. Dừa trên đảo có rất nhiều, chỗ nào, góc nào cũng có dừa. Dừa mọc thẳng tắp, theo hàng lối rất đẹp ở hai bên các con đường quanh đảo. Dừa vừa bảo đảm bóng mát, màu xanh cho đảo, trái dừa cho nước uống mát lành, làm gáo múc nước, lá dừa dùng lợp giàn chắn sóng. Ngày lễ, tết trên mâm ngũ quả của đảo đều có quả dừa, lá dừa được cán bộ, chiến sĩ kết lại để gói bánh chưng... Nghe lời giới thiệu của Đại tá Bùi Đình Dương, ai nấy trong đoàn đều háo hức muốn nhanh được bước chân lên đảo. Khi chiếc xuồng CQ hạ xuống mặt biển, cánh phóng viên được ưu tiên vào trước, sau gần 10 phút rẽ sóng chiếc xuồng đã cập cảng, đón chúng tôi là những lời chào và cái bắt tay thật chặt của cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa lần đầu mới gặp. Sau khi đặt chân lên đảo giữa cái nóng bỏng, mặn chát của biển, chúng tôi tìm đến những gốc dừa để tránh nắng, với những người khách lần đầu ra với biển đảo khi được nhìn thấy màu xanh của những cây trái mang hương vị quê hương có một cảm xúc trào dâng lâng lâng như đang được ở trên mảnh đất quê mình. Ngồi dưới tán lá dừa, được các chiến sĩ trẻ mời cốc nước dừa, ngọt lịm, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Trung ở cụm chiến đấu I nở nụ cười tươi chia sẻ: Nước dừa Nam Yết ngọt là có sự kết hợp của nắng - gió – vị mặn của biển; sự hiên ngang trước phong ba bão táp. Thấy cánh phóng viên đang háo hức nghe chuyện cây dừa, Thượng tá Nguyễn Văn Quang, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng đảo Nam Yết, cho biết: Năm 1975, đảo được giải phóng và cũng thời gian này bắt đầu trồng dừa trên đảo. Qua năm tháng chăm sóc, thích nghi với điều kiện tự nhiên như nước, nắng, độ ẩm... nên cây dừa phát triển rất nhanh và đậu nhiều trái. Trên đảo hiện nay có khoảng gần 500 gốc dừa lớn, nhỏ với các giống dừa xanh, đỏ. Những năm gần đây, thời tiết càng trở nên khắc nghiệt, nên đảo đã chú trọng đến việc chọn giống và cải tạo đất trồng. Với cây dừa, cán bộ, chiến sĩ trên đảo coi như nguồn cây quý giá, mặc dù quả trĩu cây, nhưng chặt một quả xuống để thưởng thức cũng phải có “kế hoạch”, bởi nhiều năm nay trồng dừa, ươm dừa giống cùng phong trào thi đua trồng cây đã được đưa vào kế hoạch công tác, nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nam Yết.

Dạo một vòng quanh đảo, chúng tôi đến các phân đội, cụm chiến đấu, cảnh quan nơi này đều một màu xanh của cây dừa. Vừa hết giờ tập luyện, tranh thủ thời gian, các chiến sĩ cụm chiến đấu 3 xách nước đổ vào hàng thùng, xô, chậu... để tưới nước cho cây dừa. Chiến sĩ Nguyễn Văn Nam, quê ở Nga Sơn vui vẻ cho biết: Ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo Tổ quốc, các chiến sĩ trên đảo đều nêu cao ý thức trong việc chăm sóc bảo vệ cây trên đảo, nhất là cây dừa, một đặc sản ở đảo Nam Yết nên mỗi ngày đều dành một phần nước để tưới và chăm sóc cho những cây dừa, vì đó vừa là trách nhiệm, vừa nhìn thấy hình ảnh quê hương.

Chia tay Nam Yết trong cái vẫy tay chào của cán bộ, chiến sĩ khi những tia nắng khuất dần phía chân trời, trong lòng chúng luôn ghi nhớ hình bóng hiên ngang của dừa giữa biển đảo Trường Sa, bất chấp phong ba bão táp. Với Nam Yết, cây dừa cũng là sự thể hiện khí phách hiên ngang của những người lính hải quân đang ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]