(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải cách hành chính (CCHC) nên số hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, trong năm 2019, tình trạng trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) lại chiếm số lượng nhiều. Để đáp ứng sự hài lòng của tổ chức, công dân, từng địa phương, đơn vị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc phục tình trạng trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính

Khắc phục tình trạng trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn). Ảnh: Tố Phương

Những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải cách hành chính (CCHC) nên số hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, trong năm 2019, tình trạng trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) lại chiếm số lượng nhiều. Để đáp ứng sự hài lòng của tổ chức, công dân, từng địa phương, đơn vị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này.

TP Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác CCHC, song việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân bị quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của UBND TP Thanh Hóa, năm 2019, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC UBND TP Thanh Hóa tiếp nhận 102.348 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 96.272 hồ sơ. Trong 96.272 hồ sơ đã giải quyết, số trả đúng hạn là 88.084 hồ sơ, số trả chậm là 8.188 hồ sơ. Số hồ sơ trả chậm nhiều nhất thuộc lĩnh vực đất đai với 3.393 hồ sơ; hộ tịch 1.341 hồ sơ; bảo trợ xã hội 1.011 hồ sơ; chứng thực 800 hồ sơ; đăng ký biện pháp giao dịch đảm bảo 646 hồ sơ; người có công 392 hồ sơ... Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC UBND các phường, xã tiếp nhận 329.045 hồ sơ, trong đó trả đúng hạn 328.849 hồ sơ, trả chậm 4 hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai, không có thông báo thuế. Ngoài trả chậm hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC UBND TP Thanh Hóa còn tiếp nhận 348 phản ánh, kiến nghị trực tiếp và nhiều phản ánh, kiến nghị bằng văn bản đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố. Theo đánh giá của UBND thành phố, nguyên nhân trả chậm hồ sơ là do quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng; ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, trong đó có cả người đứng đầu một số đơn vị chưa cao; trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC trong quá trình thẩm tra, xác minh còn hạn chế, có hiện tượng nhũng nhiễu đối với tổ chức, công dân; trang thiết bị còn thiếu và chất lượng kém. Để khắc phục tình trạng này, UBND TP Thanh Hóa yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan và các phường, xã nghiêm túc thực hiện việc gửi thư xin lỗi đến các tổ chức và cá nhân. Trong năm 2020, TP Thanh Hóa tập trung vào 2 nhiệm vụ trọng tâm là cải cách TTHC và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời xây dựng kế hoạch sát với thực tế của thành phố, phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị liên quan, tránh tình trạng chung chung, khó xác định kết quả. Cùng với tăng cường kiểm tra công tác CCHC tại các phòng, ban, đơn vị và các xã, phường, thành phố tiếp tục chấn chỉnh thái độ làm việc, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

Để nâng cao hiệu quả công tác CCHC, TP Sầm Sơn đã đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, rõ trách nhiệm và đúng quy định của pháp luật; rút ngắn thời gian giải quyết TTHC từ 30% đến 40% so với quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC... Với nhiều giải pháp thực hiện, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên địa bàn TP Sầm Sơn tương đối cao. Tuy nhiên, số hồ sơ giải quyết quá hạn cũng vẫn còn nhiều. Năm 2019, TP Sầm Sơn tiếp nhận 79.450 hồ sơ. Trong đó, tiếp nhận và giải quyết tại bộ phận “một cửa” UBND TP Sầm Sơn là 13.726 hồ sơ, số giải quyết quá hạn 465 hồ sơ (chiếm 3,4%). Bộ phận “một cửa” UBND các phường, xã tiếp nhận và giải quyết 65.724 hồ sơ, số giải quyết quá hạn 6 hồ sơ (chiếm 0,01%).

Qua theo dõi tình hình thực hiện cải cách TTHC trong tháng 1-2020 cho thấy, một số đơn vị trong tỉnh chưa thật sự quan tâm đến công tác cải cách TTHC của đơn vị, vẫn còn tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn; việc báo cáo thống kê tổng hợp số liệu trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh còn sai số; tình trạng để hồ sơ quá hạn trên phần mềm còn nhiều; việc tiếp nhận, giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chưa đạt chỉ tiêu được giao... làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chấm điểm CCHC của tỉnh. Để công tác cải cách TTHC đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1866/UBND-KSTTHCNC yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhằm giảm tối đa tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn. Riêng đối với Sở Tư pháp có tỷ lệ hồ sơ quá hạn cao, đề nghị Sở Tư pháp (hoặc tham mưu cho UBND tỉnh) kiến nghị với Bộ Tư pháp có giải pháp khắc phục các trường hợp chậm hạn; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh bảo đảm chỉ tiêu được giao. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp và yêu cầu đơn vị phát triển phần mềm khắc phục lỗi trên hệ thống phần mềm “một cửa” cấp huvện và Cổng Dịch vụ công tỉnh; xây dựng, thiết lập đầy đủ, chính xác các quy trình nội bộ giải quyết TTHC điện tử cấp huyện, cấp xã. UBND cấp huyện thực hiện và chỉ đạo UBND cấp xã nghiêm túc sử dụng hệ thống phần mềm “một cửa” điện tử để tiếp nhận xử lý, giải quyết hồ sơ TTHC của đơn vị theo đúng quy định, làm rõ trách nhiệm của cá nhân khi để xảy ra tình trạng chậm.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]