Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của công tác thi đua, khen thưởng. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, trong bối cảnh đất nước vô cùng khó khăn, thù trong giặc ngoài, vào ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc gửi đến toàn thể đồng bào cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc ghi lời Bác dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Khắc ghi lời Bác dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Mô hình trồng củ đậu cho hiệu quả cao của nông dân thôn Tân Lập, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc).

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của công tác thi đua, khen thưởng. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, trong bối cảnh đất nước vô cùng khó khăn, thù trong giặc ngoài, vào ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc gửi đến toàn thể đồng bào cả nước.

Cho đến ngày nay, lời kêu gọi của Người vẫn nguyên giá trị và mang hơi thở của thời đại, trường tồn cùng bao thế hệ người Việt Nam và ngày 11-6 hàng năm trở thành ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Là địa phương 4 lần vinh dự được đón Bác về thăm, 71 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa luôn ghi nhớ và khắc sâu lời Bác Hồ dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Đặc biệt trong những năm gần đây, các phong trào thi đua đã bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo động lực to lớn, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đoàn kết, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Công dân, gia đình, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Dân vận khéo”, “Cải cách thủ tục hành chính”, “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành”... Qua việc tổ chức phát động các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, đi đầu, lôi cuốn mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân tham gia.

Bên cạnh đó, phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã thu hút được sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh. Qua phong trào, hàng trăm tỷ đồng, đất đai, hoa màu, ngày công lao động... đã được người dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê. Đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Qua đó, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 23.500 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao trên 1.600 tỷ đồng, gấp gần 1,8 lần năm 2017.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 9-1-2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng và nhiều cơ chế chính sách khen thưởng, từ đó đã động viên, khuyến khích, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi cho mọi tầng lớp nhân dân như: Chính sách khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới; tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu; chính sách khen thưởng cho hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; tặng danh hiệu “Vì sự phát triển Thanh Hóa” cho những cá nhân có cống hiến to lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Các ngành, địa phương thường xuyên tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua: Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Công dân, gia đình, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”...; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phối hợp với cơ quan truyền thông giới thiệu các điển hình tiên tiến...

Bên cạnh đó, các ngành, các cấp đã chú trọng đến việc khen thưởng cho cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, người dân, hộ gia đình đã có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới, khen thưởng những gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt qua các phong trào thi đua. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao tinh thần tự giác của từng tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần làm chuyển biến tích cực về nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong tham gia phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh trong thời gian qua.

Trong năm 2018, ở cấp Nhà nước, toàn tỉnh đã có 14 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, 32 tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Lao động, 92 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 cá nhân là Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, 72 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương. Đối với cấp tỉnh, đã có 197 đơn vị được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, 115 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 526 tập thể lao động xuất sắc, 4.448 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 10 doanh nhân được trao tặng Cúp “Doanh nhân tiêu biểu xứ Thanh”...

Tiếp tục hưởng ứng Lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà đã và đang ra sức tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, tạo bước phát triển mới cho 5 trụ cột tăng trưởng, gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp nhằm tận dụng cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động tối đa vốn cho đầu tư phát triển, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội..., tạo nền tảng để xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá trong cả nước vào năm 2020, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]