(Baothanhhoa.vn) - Đến nay 36/36 xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã thành công trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Mỗi địa phương đã xây dựng lộ trình, lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn để thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất. Trong hành trình ấy, bài học đầu tiên cũng là bài học tiên quyết được vận dụng đó là phát huy sức mạnh của sự đoàn kết, nhất là sự đồng thuận, sự vào cuộc quyết liệt của nhân dân. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để huyện Thọ Xuân có được diện mạo NTM như hôm nay...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân hành trình về đích nông thôn mới: Bài 1: Ý Đảng hợp lòng dân

Đến nay 36/36 xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã thành công trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Mỗi địa phương đã xây dựng lộ trình, lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn để thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất. Trong hành trình ấy, bài học đầu tiên cũng là bài học tiên quyết được vận dụng đó là phát huy sức mạnh của sự đoàn kết, nhất là sự đồng thuận, sự vào cuộc quyết liệt của nhân dân. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để huyện Thọ Xuân có được diện mạo NTM như hôm nay...

Huyện Thọ Xuân hành trình về đích nông thôn mới: Bài 1: Ý Đảng hợp lòng dân

Một góc thị trấn Thọ Xuân.

Xã khó vươn lên đi đầu trong XDNTM

Xuân Giang - xã khó của huyện Thọ Xuân là một trong những đơn vị được tỉnh chỉ đạo XDNTM từ những ngày đầu và đây cũng là đơn vị về đích sớm trong XDNTM. Đây là minh chứng thuyết phục nhất đối với nhân dân cũng như đội ngũ cán bộ địa phương về tinh thần, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức để từ một xã khó bứt phá, vươn lên đi đầu trong XDNTM.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Chế, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Giang, nhớ lại: Năm 2013, xã Xuân Giang được công nhận xã đạt chuẩn NTM và là xã điểm thứ 5/11 xã NTM của tỉnh hoàn thành các tiêu chí XDNTM. Năm đó cũng là ngày vui, ngày hội của xã và của đông đảo bà con nhân dân, bởi thời điểm đó, xã không nghĩ sẽ sớm hoàn thành được chương trình XDNTM trước kế hoạch. Thực tế, được chọn là xã điểm XDNTM đối với Xuân Giang khi đó vừa là niềm vui, là động lực nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Năm 2010, khi bắt tay XDNTM, so với bộ tiêu chí quốc gia, Xuân Giang mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí, trong đó có 2/5 tiêu chí chỉ ở mức thấp. Trong khi tìm hiểu tại các xã điểm khác được chọn XDNTM về cơ bản các địa phương đều đạt đến 50% tiêu chí, thậm chí có xã đã đạt tới 17 tiêu chí. Năm đó, tôi đang giữ chức chủ tịch UBND xã và là phó ban chỉ đạo, trưởng ban điều hành XDNTM, sau khi đi tham quan, học hỏi cách làm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, rồi nhìn vào xã mình tôi còn vẫn chưa biết phải bắt đầu như thế nào, bởi với những cái khó của Xuân Giang, không cách làm của địa phương nào có thể áp dụng được. Với tình hình của Xuân Giang khi đó, một số đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh khi về thăm cũng từng bày tỏ “e ngại”, rồi động viên chúng tôi “thôi cứ cố gắng”. Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng khi triển khai thực hiện, may mắn và đáng mừng là xã đã nhận được sự động viên, ủng hộ lớn từ chính những người dân. Tại các cuộc họp triển khai lấy ý kiến, họp bàn với nhân dân, bà con các thôn đều luôn động viên cán bộ: “Cứ cố gắng làm, khó khăn ở đâu thì khắc phục, dân sẽ đóng góp”. Từ sự động viên, ủng hộ và vào cuộc tích cực của nhân dân, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, xã Xuân Giang đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn nhờ đó cũng từng ngày “thay da đổi thịt”. Chia sẻ về sự thành công và bứt phá đi lên trong XDNTM của xã Xuân Giang, đồng chí Lê Văn Chế, Bí thư Đảng ủy xã, nhấn mạnh: Quan trọng phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm; công tác tuyên truyền phải gắn với quyền, lợi ích của nhân dân; biết lấy sức dân để lo cho dân, tạo được niềm tin, đồng thuận của nhân dân, đó mới là yếu tố quan trọng đã mang đến thành công của xã Xuân Giang hôm nay.

Đề cập đến việc huyện “chọn” xã Xuân Giang là xã điểm trong XDNTM của tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, chia sẻ: Với tư tưởng nếu xã khó như Xuân Giang còn làm được, còn về đích và đạt chuẩn NTM, thì tin chắc các xã khác trên địa bàn huyện cũng sẽ dễ dàng làm được và sớm về đích NTM. Đó cũng là lý do tại sao huyện Thọ Xuân lại chọn Xuân Giang làm xã điểm trong sự thắc mắc của rất nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh và các địa phương. Bởi từ cách làm của Xuân Giang, huyện Thọ Xuân đã triển khai thực hiện và về đích NTM trong sự tự tin, chắc chắn và thành công, hiệu quả.

Vào cuộc mạnh mẽ

Mục tiêu mà chương trình XDNTM hướng đến chính là: Đời sống vật chất và tinh thần cho người dân từng bước được nâng cao; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững. Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân luôn xác định đây là chủ trương đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân và thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, toàn diện, bài bản, có lộ trình và giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu chương trình đề ra, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM huyện Thọ Xuân, cho biết: Quán triệt Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM của Chính phủ, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, huyện Thọ Xuân đã thành lập ban chỉ đạo chương trình XDNTM; rà soát thực trạng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, qua đó có cái nhìn tổng quan nhất để định hướng cho công tác xây dựng quy hoạch, lập đề án NTM. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thọ Xuân các khóa XXV và XXVI đều đưa chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM thành chương trình trọng tâm để lãnh đạo. Hằng năm, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đều đưa các chỉ tiêu về XDNTM gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND, ban chỉ đạo chương trình XDNTM đã ban hành nhiều văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể trong XDNTM; các kế hoạch tập huấn kiến thức XDNTM; thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhiều loại văn bản chỉ đạo khác. Từ đó tập trung chỉ đạo thống nhất, đồng bộ và quyết liệt bằng nhiều chủ trương, giải pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong toàn huyện cùng nhau thực hiện phong trào “Chung tay XDNTM”; xác định người nông dân là chủ thể của XDNTM với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” và huy động hợp lý sức dân để lo cho dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện luôn tuân thủ nguyên tắc “dễ làm trước, khó làm sau” và các chương trình, kế hoạch cụ thể của các tổ chức trong hệ thống chính trị, có sự phân công trách nhiệm cho tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu một cách cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp. Đồng thời, chú trọng việc ban hành cơ chế, chính sách kích cầu, tạo động lực để phát triển, qua đó, đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích, kích cầu cho các xã tích cực đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng được lộ trình cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình XDNTM.

Những cách làm sáng tạo, hiệu quả

Về xã Thọ Lâm những ngày này, bước thong dong trên những con đường nhựa bằng phẳng, rộng thênh thang, ít ai biết rằng nơi đây vốn là một xã miền núi nghèo khó năm xưa, bởi khi bắt đầu triển khai XDNTM, Thọ Lâm chỉ mới đạt 6/19 tiêu chí.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xã, đồng chí Lê Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Thọ Lâm có được kết quả như ngày hôm nay, nhân tố quan trọng là sự đồng thuận của người dân. Trên những con đường nhựa, bê tông phẳng phiu chạy dài hun hút còn rất nhiều công trình in đậm dấu ấn của cộng đồng, của lòng dân. Người dân trong xã đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ tường rào, cổng nhà; chặt cây cối, đóng góp ngày công để mở rộng, nâng cấp và cứng hóa các tuyến đường thôn, xóm; đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các công trình phụ trợ... Kết quả, đến nay toàn xã có 61,32 km đường giao thông liên xã được cứng hóa (đạt 89,64%); 215 hộ đầu tư xây dựng nhà ở mới, gần 421 hộ đầu tư nâng cấp nhà ở và công trình phụ trợ; 380 hộ đầu tư xây dựng mới công trình nhà tiêu hợp vệ sinh; 11/11 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91,2% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 34,559 triệu đồng/người/năm... Những kết quả đạt được trên các tiêu chí đã cho thấy sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền xã và sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân khi tin tưởng vào những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Năm 2017, xã Thọ Trường phấn đấu về đích NTM. Thời điểm triển khai XDNTM, xã Thọ Trường là xã thuần nông, có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình XDNTM của Thọ Trường là quyết tâm gỡ “nút thắt” trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp địa phương, xác định điểm nghẽn lớn nhất là tư liệu sản xuất đất đai manh mún, nhỏ lẻ, xã đã thực hiện tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành cánh đồng mẫu lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, thực hiện thành công cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có nhiều giải pháp thúc đẩy HTX dịch vụ nông nghiệp phát triển, làm bà đỡ cho hộ sản xuất nông nghiệp, tạo chuỗi giá trị, mối liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp. Năm 2017, xã đã thực hiện tích tụ ruộng đất 73,2 ha, trong đó 50 ha từ diện tích đất sâu trũng, ngập úng chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp bước đầu cho hiệu quả cao với thu nhập 400 triệu/ha/năm; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung vào sản xuất cây hàng hoá xuất khẩu là cây ớt, dưa chuột, ngô ngọt đạt hiệu quả cao trên đơn vị sản xuất... vụ đông 2016-2017, cho thu nhập trên toàn xã đạt hơn 33 tỷ đồng.

Đồng chí Trịnh Bá Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định, các mô hình sản xuất đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và chương trình XDNTM, phải lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và là thế mạnh của địa phương, từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Quan trọng hơn cả là người dân đã hình thành được tư duy sản xuất quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, con nuôi.

Đến nay 36/36 xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã thành công trong XDNTM. Mỗi địa phương đã xây dựng lộ trình, lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn để thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất. Trong hành trình ấy, bài học đầu tiên cũng là bài học tiên quyết được vận dụng đó là phát huy sức mạnh của sự đoàn kết, nhất là sự đồng thuận, sự vào cuộc quyết liệt của nhân dân. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để huyện Thọ Xuân có được diện mạo NTM như hôm nay. Điều đó được minh chứng rõ trên những con số cụ thể: Nếu như tổng số vốn huy động XDNTM từ khi triển khai đến nay là 7.019,55 tỷ đồng thì vốn huy động từ nhân dân chiếm đến 55,12%, trong đó nhân dân tham gia (tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườn tạp...) 3.869,2 tỷ đồng. Từ sự đồng thuận, ủng hộ, đóng góp của nhân dân, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông toàn huyện đạt trên 80%; hệ thống cơ sở y tế, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... ngày càng hoàn thiện, tạo đà cho phát triển chung của huyện.

Huyện đã hỗ trợ các xã về đích NTM giai đoạn 2017-2020, mua xi măng 350 triệu đồng/xã; thưởng các xã hoàn thành chương trình XDNTM 500 triệu đồng/xã; hàng năm HĐND huyện hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn 3 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng lò đốt rác thải 250 - 500 triệu đồng/lò; hỗ trợ xây dựng, nâng cấp công sở làm việc, trung tâm văn hóa, thể thao, trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia từ 200 - 500 triệu đồng/công trình; hỗ trợ xây dựng giao thông nội đồng 100 triệu đồng/km; hỗ trợ thu gom rác thải ngoài đồng ruộng 50 triệu đồng/tấn rác; hỗ trợ có mục tiêu cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM được hưởng đủ 80% kinh phí thu từ đấu giá quyền sử dụng đất...

Bài và ảnh: Lê Phượng


Bài Và Ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]