(Baothanhhoa.vn) - Thẳng thắn nhìn nhận và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4, lãnh đạo huyện Như Thanh đã yêu cầu các phòng, ban, các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để khắc phục. Vì vậy, từ đầu năm đến nay bộ phận “một cửa” UBND huyện và 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh đều hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thẳng thắn nhìn nhận và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4, lãnh đạo huyện Như Thanh đã yêu cầu các phòng, ban, các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để khắc phục. Vì vậy, từ đầu năm đến nay bộ phận “một cửa” UBND huyện và 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh đều hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến.

Huyện Như Thanh thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Công chức bộ phận “một cửa” UBND huyện Như Thanh hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Anh Trần Tuấn Long, Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Như Thanh, cho biết: “Sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết thủ tục hành chính ở mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet mà không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, Như Thanh là huyện miền núi, nhiều xã cách xa trung tâm huyện nên đời sống của Nhân dân còn khó khăn, số lượng người dân sử dụng điện thoại smartphone hay máy tính chưa nhiều dẫn đến việc thực hiện DVCTT rất khó khăn. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện lại chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt; cơ sở vật chất cũng như hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, dữ liệu thông tin liên quan đến thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 3 và 4 cập nhật chưa đầy đủ, khó tra cứu, khó sử dụng. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4 trước đây không cao, không đạt chỉ tiêu giao”.

Để khắc phục tình trạng này, đồng thời thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 1-4-2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh, đồng chí Đặng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh đã yêu cầu các bộ phận chuyên môn phân tích, chỉ rõ từng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục. Từ đó, các phòng liên quan đã tăng cường bám nắm tình hình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính thông qua phần mềm dịch vụ hành chính công, phần mềm phản ánh, kiến nghị để tổng hợp thông tin hằng ngày, giải quyết kịp thời những yếu tố phát sinh. Công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ ý nghĩa và tích cực sử dụng DVCTT. Tại bộ phận “một cửa” UBND huyện và bộ phận “một cửa” UBND các xã, thị trấn, ngoài pano, áp phích tuyên truyền, tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch sẽ được giới thiệu, hướng dẫn cụ thể cách thức sử dụng và tạo tài khoản cá nhân để sử dụng cho những lần tiếp theo. Huyện Như Thanh cũng công khai kịp thời các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử huyện và trang thông tin điện tử các xã, thị trấn; đặt đường link liên kết đến Cổng dịch vụ công của tỉnh để tổ chức, cá nhân thuận tiện tra cứu và giao dịch hành chính. VNPT Như Thanh tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ trực tuyến để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng. Hàng tháng và hàng quý, UBND huyện tổ chức đánh giá lại quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm và triển khai nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

Công tác hiện đại hóa nền hành chính được huyện quan tâm đầu tư. Hệ thống phần mềm ứng dụng, các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Hệ thống các phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc được triển khai cho tất cả UBND các xã, thị trấn. Phần mềm đã được tích hợp chữ ký số chuyên dùng, đã kết nối, liên thông với UBND huyện và giữa các cơ quan Nhà nước với nhau để gửi, nhận, trao đổi thông tin, văn bản trên môi trường mạng. Trên cơ sở phần mềm “một cửa” điện tử đã được Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao, UBND huyện Như Thanh triển khai bộ phần mềm “một cửa” điện tử dùng chung cho bộ phận “một cửa” điện tử các cấp, bảo đảm các đơn vị đều được triển khai hệ thống “một cửa” điện tử đồng bộ để cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, kết quả thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn huyện Như Thanh đạt cả về số lượng, chất lượng. 6 tháng đầu năm 2021, huyện Như Thanh tiếp nhận và giải quyết 1.141 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, trong đó tại bộ phận “một cửa” UBND huyện là 179 hồ sơ, “một cửa” UBND cấp xã là 962 hồ sơ; tiếp nhận và giải quyết 1.278 hồ sơ trực trực tuyến mức độ 4, trong đó tại bộ phận “một cửa” UBND huyện là 48 hồ sơ, tại bộ phận “một cửa” UBND cấp xã là 1.230 hồ sơ, đạt chỉ tiêu tỉnh giao.

Sử dụng DVCTT giúp tăng tính minh bạch và loại bỏ được sự phiền hà sách nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính. Mặt khác, tổ chức, công dân có thể kiểm soát được tình trạng hồ sơ của mình như hồ sơ đang nằm ở phòng, ban, nào, đang được ai thụ lý hay bị vướng ở khâu nào... Với nhiều lợi ích thiết thực, huyện Như Thanh khuyến khích các tổ chức, công dân tích cực truy cập nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến để vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, vừa đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử.

Bài và ảnh: Minh Khôi


Bài và ảnh: Minh Khôi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]