(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp hội nông dân (HND) huyện Ngọc Lặc triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa rộng lớn, góp phần chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên toàn huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc học tập và làm theo Bác

Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp hội nông dân (HND) huyện Ngọc Lặc triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa rộng lớn, góp phần chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên toàn huyện.

Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Phan Đình Châu, ở thôn Cao Sơn, xã Cao Thịnh hàng năm cho thu nhập cao.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vũ Văn Long, Chủ tịch HND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Để có được những kết quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp HND trong huyện đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời giới thiệu những điển hình trong học tập và làm theo gương Bác qua các phương tiện truyền thông với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Cùng với việc học tập, nâng cao nhận thức, việc “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác cũng được HND huyện Ngọc Lặc coi là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội. Hội đã phát động hội viên nông dân đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”...

Cùng với nhiệm vụ củng cố, xây dựng tổ chức hội, trong những năm qua, các cấp HND trong huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, chăm lo đời sống vật chất cho hội viên. Hội thường xuyên phối hợp với trạm khuyến nông và các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật cho hội viên nông dân; chủ động liên kết, phối hợp với các công ty phân bón, giống cây trồng cung ứng hàng nghìn tấn phân bón, hàng trăm tấn giống các loại, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, hội còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên, nông dân, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, tổng dư nợ từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội trên 500 tỷ đồng. Cùng với việc khuyến khích hội viên khai thác nguồn lực, tiềm năng lợi thế của địa phương, phát huy sức mạnh của cộng đồng để phát triển kinh tế, hội đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hội viên thông qua việc đóng góp ngày công và tiền mặt, cây, con giống giúp đỡ hội viên gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như huy động sự ủng hộ đóng góp của hội viên hỗ trợ làm nhà cho hội viên nghèo. Trong đó, cuối năm 2017 HND huyện đã phát động xây dựng mô hình “ngân hàng con giống” để giúp hội viên phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Cách thức hoạt động của mô hình là hỗ trợ các hộ nghèo, hộ khó khăn số lượng con giống, loại con giống phù hợp với điều kiện, khả năng sản xuất cụ thể để chăm sóc, chu kỳ hỗ trợ tối đa 2 đến 3 năm thì chuyển lại cho hộ nghèo khác trong mô hình bằng chính số lượng, chủng loại con nuôi đã nhận ban đầu. Với cách làm này, nguồn vốn đầu tư phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý của hộ, con giống không bị mất đi, hộ nghèo được nhận hỗ trợ ý thức được trách nhiệm, biết tiết kiệm, học hỏi tính toán, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn con giống giá trị ban đầu 12 triệu đồng cho 6 hộ nghèo nhận hỗ trợ tại xã Lộc Thịnh, đến nay đã phát triển trị giá trên 90 triệu đồng, hỗ trợ cho gần 100 lượt hộ nghèo, trong đó có 37 hộ đã thoát nghèo. Được tạo điều kiện về vốn, hướng dẫn khoa học – kỹ thuật, nhiều hội viên đã phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Hàng năm, toàn huyện có từ 3.200 đến 3.500 hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi 4 cấp. Bên cạnh đó, các cấp hội còn đẩy mạnh phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới như đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế...; vận động hội viên nông dân tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà ở.

Những việc làm của cán bộ, hội viên nông dân huyện Ngọc Lặc trong những năm qua đã góp phần làm cho việc “làm theo” Bác trở thành công việc thường xuyên, giúp hội viên nông dân thêm gắn bó, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, xây dựng tổ chức hội vững mạnh.


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]