(Baothanhhoa.vn) - Trong hơn 2 tuần qua, câu chuyện về cây khoai tây Marabel của nông dân hai huyện Tĩnh Gia và Nga Sơn “bí đường ra” mà Báo Thanh Hóa phản ánh là một ví dụ về doanh nghiệp chưa thực hiện chữ tín với nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ chữ tín với nông dân

Trong hơn 2 tuần qua, câu chuyện về cây khoai tây Marabel của nông dân hai huyện Tĩnh Gia và Nga Sơn “bí đường ra” mà Báo Thanh Hóa phản ánh là một ví dụ về doanh nghiệp chưa thực hiện chữ tín với nông dân.

Hỗ trợ nông dân thu mua củ cải.

Vụ đông xuân năm 2017- 2018, nhiều xã ở hai huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia ký kết hợp đồng liên kết cung ứng giống, vật tư trả chậm, bao tiêu sản phẩm với Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt, có văn phòng tại thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa). Thế nhưng, bước vào vụ thu hoạch cũng trùng với thời điểm giá khoai tây trên thị trường “rớt” mạnh, công ty thu mua thấp hơn điều khoản trong hợp đồng khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi bán khoai tây với giá “bèo”, hòng vớt vát lại đồng vốn. Đau xót hơn, công ty không thu mua số lượng khoai tây ở xã Hải Hòa (Tĩnh Gia) do “không đạt tiêu chuẩn chất lượng” và cho các hộ nông dân tự giải quyết sản lượng của mình khiến người dân ở đây chạy đôn, chạy đáo mà không biết bán cho ai.

Đấy vẫn chưa phải trường hợp cá biệt, còn rất nhiều vụ việc do doanh nghiệp bội tín khiến người nông dân lao đao. Điển hình như, tháng 4- 2017, tin tưởng vào chiếc “bánh vẽ” mà Công ty TNHH Nông nghiệp Trường An, có trụ sở chính tại tỉnh Bình Phước và văn phòng đại diện tại thị xã Bỉm Sơn bày ra, nhiều người dân tại các huyện như Yên Định, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn đã bỏ vốn hàng tỷ đồng mạnh dạn đầu tư để liên kết trồng gừng. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch, năng suất gừng thực tế thấp so với hứa hẹn và doanh nghiệp thì cũng chẳng thấy đâu. Hay như trong năm 2015, nghe những lời “đường mật” về hiệu quả kinh tế khi liên kết sản xuất cây dược liệu của Công ty CP Tập đoàn bảo tồn và phát triển cây dược liệu ASEAN, có trụ sở tại thôn Quang Thắng, xã Quang Trung (Ngọc Lặc), một số hộ dân tại các huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống đã đầu tư trồng, chăm sóc cây dược liệu. Công ty tổ chức bán giống cây dược liệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân. Nhưng sau khi thu được tiền bán giống, doanh nghiệp đã “lặn mất tăm” khiến các hộ dân liên kết thiệt hại nặng, lâm cảnh nợ nần.

Phải nói rằng, khoa học công nghệ ứng dụng trên lĩnh vực trồng trọt đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều giống cây trồng mới đã được nông dân thử nghiệm, cho năng suất cao, mở ra triển vọng và hy vọng về một cuộc “lột xác”, “đổi đời” từ chính mảnh đất của người nông dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, dở dang do doanh nghiệp bội tín khiến bao nhiêu vốn liếng, cực nhọc của nông dân đều đổ hết ra đồng ruộng. Việc phát triển nông nghiệp, trồng con gì, nuôi con gì còn quẩn quanh, mang tính tự phát, thiếu chiến lược bền vững, là bài toán mà ngành nông nghiệp vẫn nợ nông dân.

Chính vì cái nợ đó mà chúng ta có lúc phải “giải cứu nông sản”... Chính vì cái nợ đó, nên nếu chưa có giải pháp chuyển đổi cây trồng phù hợp thì cũng không nên vội khuyến khích trồng cây lạ, không có đầu ra. Mong rằng qua các vụ việc trên, nông dân trong tỉnh có thể rút ra được cho mình những bài học trong việc trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp. Đặc biệt, chính quyền các địa phương phải đồng hành cùng nông dân để đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất, tránh xảy ra tình trạng để người dân bị thiệt trong các hợp đồng liên kết. Đồng thời cũng cần tuyên truyền để người dân cảnh giác với các thủ đoạn, chiêu trò lừa đảo của một số công ty “ma”, công ty “rởm” lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi lừa đảo.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]