(Baothanhhoa.vn) - Giảm nghèo nhanh và bền vững là chủ trương lớn, nhân văn và bao trùm của Đảng và Nhà nước ta. Song để chủ trương hiện thực hóa thành kết quả giảm nghèo lại đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn, tầm nhìn rộng mở, tư duy sáng tạo và hành động quyết liệt. Đó cũng là điều được cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn đặt ra và quyết tâm thực hiện. Nhờ vậy, Thanh Hóa không chỉ từng bước thoát khỏi “vùng lõm” đói nghèo, mà còn đứng vào nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Giảm nghèo bền vững khu vực miền núi: Vượt rào cản nhận thức, khơi năng lực hành động! (Bài 1) - Quyết sách “đòn bẩy”

Giảm nghèo nhanh và bền vững là chủ trương lớn, nhân văn và bao trùm của Đảng và Nhà nước ta. Song để chủ trương hiện thực hóa thành kết quả giảm nghèo lại đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn, tầm nhìn rộng mở, tư duy sáng tạo và hành động quyết liệt. Đó cũng là điều được cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn đặt ra và quyết tâm thực hiện. Nhờ vậy, Thanh Hóa không chỉ từng bước thoát khỏi “vùng lõm” đói nghèo, mà còn đứng vào nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Giảm nghèo bền vững khu vực miền núi: Vượt rào cản nhận thức, khơi năng lực hành động! (Bài 1) - Quyết sách “đòn bẩy”

Mô hình trồng cam ở xã Thanh Phong (Như Xuân). Ảnh: P.V

Thiết kế chính sách đặc thù

Nhận thức rằng, giảm nghèo là chủ trương lớn, nhân văn và bao trùm, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng suốt nhiều thập kỷ qua; đồng thời, đầu tư cho công tác giảm nghèo cũng là con đường “duy nhất đúng”, nhằm đưa tỉnh Thanh Hóa nói chung, khu vực miền núi nói riêng, từng bước thoát khỏi “vùng lõm” của đói nghèo, trì trệ. Và suy cho cùng, chính sách giảm nghèo cũng chính là sự cụ thể hóa quan điểm “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc” mà ông cha ta đã đúc kết trong trường kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước trước đây, cũng như trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta ngày nay. Chính vì vậy, đây là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, cần quyết tâm chính trị rất lớn và hành động quyết liệt. Trong đó, một giải pháp “chìa khóa” là phải thiết kế được các cơ chế, chính sách có tính đặc thù, riêng có, phù hợp để làm “đòn bẩy” thúc đẩy công cuộc giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững.

Cùng với các chính sách phổ quát, bao trùm được triển khai trên diện rộng như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...; tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, hướng đến các đối tượng cũng “đặc thù” không kém. Điển hình trong đó phải kể đến Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông, tỉnh Thanh Hóa”; Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội 3 bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”; Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Đề án “Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”...

Chiếm tới 3/4 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có đường biên giới dài 213,604 km giáp nước bạn Lào và là nơi cư trú lâu đời của trên 1 triệu người thuộc 7 dân tộc anh em, khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa giữ vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững. Song đây cũng là khu vực đang nắm giữ nhiều “cái nhất”: kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; đặc biệt, trước năm 2018, còn 7/11 huyện nằm trong diện huyện nghèo nhất cả nước. Do đó, công cuộc giảm nghèo trở thành “nan đề” được đặt ra một cách rốt ráo cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa suốt nhiều thập kỷ.

Ngoài các chính sách riêng có, đã triển khai và mang lại nhiều kết quả tích cực kể trên, không thể không nhấn mạnh đến một chính sách có “sức nặng”, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, từng bước đưa công cuộc giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa nói chung, khu vực miền núi nói riêng, cán đích các mục tiêu lớn. Đó là Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”.

Sự đặc biệt của Nghị quyết 09-NQ/TU trước hết đây là một bước cụ thể hóa tinh thần nhất quán, xuyên suốt của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Bởi lẽ, chỉ khi đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần Nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì sẽ góp phần tạo dựng “tấm lá chắn” lòng dân, sức dân vững chãi nơi biên cương. Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị quyết số 09-NQ/TU đã khẳng định quyết tâm chính trị rất lớn của cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đó là không để ai bị bỏ lại phía sau khi Thanh Hóa đang tiến nhanh về phía trước. Đồng thời, nghị quyết cũng cho thấy khả năng đi trước một bước trong thiết kế chính sách theo hướng đổi mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bởi khu vực miền núi có địa bàn phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, an ninh biên giới... do đó, chính sách được thiết kế càng gần, càng sát với tình hình thực tế, thì khả năng được hiện thực hóa càng cao. Ngoài ra, một yếu tố rất đặc biệt cần được nhấn mạnh trong nghị quyết này là việc song hành hai mục tiêu: “nhanh” và “bền vững”. Đó cũng chính là sự song hành của “lượng” và “chất” trong công tác giảm nghèo khu vực miền núi được tỉnh Thanh Hóa đặt ra.

Khơi thông bế tắc

Chiếm tới 3/4 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, khu vực miền núi có tiềm năng, lợi thế, nguồn lực tự nhiên và xã hội phong phú, giàu giá trị làm điểm tựa cho phát triển nếu được khơi thông đúng cách. Song, tiềm năng hay lợi thế đã bị “chôn vùi” dưới sự trì trệ, lạc hậu, gian khó suốt nhiều thập kỷ. Để rồi, Nghị quyết 09-NQ/TU ra đời được kỳ vọng sẽ góp phần định lại đường hướng phát triển cho cả khu vực, gắn với công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng và đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế vốn có; đồng thời, coi trọng việc nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, đào tạo nghề và vay vốn. Đặc biệt, một dấu ấn đáng ghi nhận trong triển khai chính sách là việc chuyển cách thức hỗ trợ người nghèo. Đó là bước đầu chuyển từ “cho không” sang “cho vay”, với nguồn vốn tín dụng chính sách lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng, đã giúp cho 238,6 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo.

Giảm nghèo bền vững khu vực miền núi: Vượt rào cản nhận thức, khơi năng lực hành động! (Bài 1) - Quyết sách “đòn bẩy”

Mô hình trang trại chăn nuôi trâu, bò tập trung liên gia ở xã Thanh Quân (Như Xuân).

Để đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đề ra sáng kiến riêng- hay một sự sáng tạo, đó là tiến hành việc kết nghĩa và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, thị xã, thành phố miền xuôi với các huyện miền núi. Việc làm này không chỉ tạo sự cộng đồng trách nhiệm, sự gắn kết giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo; mà còn là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong công tác giảm nghèo, đó là Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững. Từ sự kết nghĩa này, hàng chục tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ gắn với các công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất... đã hiện hữu. Chưa dừng lại ở việc kết nghĩa giữa các địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng và triển khai chính sách sở, ban, ngành cấp tỉnh hỗ trợ, đỡ đầu các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 30% trở lên. Kết quả là sau gần 5 năm thực hiện chính sách, từ 100 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên, đã giảm xuống còn 6 xã vào cuối năm 2020.

Một quyết sách kéo dài 7 năm, thành quả đạt được có lẽ không thể ấn tượng hơn: Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,8 lần bình quân chung toàn tỉnh (trong đó, riêng 7 huyện nghèo là Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân tốc độ này cao gấp 2,2 lần bình quân chung toàn tỉnh). Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2013-2015 bình quân giảm 5,5%/năm (giảm 11.388 hộ) và giai đoạn 2016-2019 giảm 4,62%/năm (giảm 44.491 hộ). Thu nhập bình quân/người/năm đạt 33,1 triệu đồng (năm 2020) và gấp 3,31 lần so với năm 2012. Đặc biệt, năm 2018 huyện Như Xuân đã thoát khỏi diện huyện nghèo và là 1 trong 8 huyện của cả nước thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Ngoài ra, đã có 592/1.787 thôn, bản miền núi (sau khi sáp nhập) đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 33,12%); 63/225 xã miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 28%).

Có thể khẳng định, cùng với các chính sách chung, chính sách đặc thù khác, Nghị quyết 09-NQ/TU đã hoàn thành “sứ mệnh” của nó, đó là giải quyết rốt ráo nan đề xóa căn bản tình trạng đói, kể cả là đói cùng cực ở những xã, thôn, bản miền núi đặc biệt khó khăn. Đồng thời, những thành quả đạt được trở thành tiền đề, thành điểm tựa để Thanh Hóa đẩy nhanh, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo trong tình hình mới và yêu cầu mới. Đáng nói hơn, việc thiết kế và triển khai các chính sách đặc thù cho thấy sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tỉnh Thanh Hóa trong công cuộc giảm nghèo, vốn được Đảng và Nhà nước ta xác định là chủ trương lớn, nhất quán và là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đặc biệt, thành tựu từ công tác giảm nghèo đã thêm một bước hiện thực hóa quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, khi chính sách đã tiếp cận đến những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, như đồng bào dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn, các đối tượng yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội (người có công, trẻ em, người tàn tật...).

Một chặng đường dài với nhiều rào cản, nhiều trở ngại, đặc biệt là về tư duy và sức ỳ. Và dẫu vẫn còn những điểm chưa hài lòng về việc thiết kế chính sách, hay quá trình triển khai chính sách; song xét trên bình diện chung, các chính sách đặc thù, trong đó có Nghị quyết 09-NQ/TU, là minh chứng sinh động cho quyết tâm chính trị, tầm nhìn rộng mở, tư duy sáng tạo và hành động quyết liệt của cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Để rồi, không chỉ từng bước thoát khỏi “vùng lõm” đói nghèo của cả nước; mà Thanh Hóa còn trở thành một “điểm sáng” trong công tác giảm nghèo khi thuộc nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Bài 2: Nhận diện thách thức.

Nhóm PV Chính trị - Xã hội


Nhóm PV Chính trị - Xã hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]