[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Ngày 22-4-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH về thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc xã Nghi Sơn. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng cho sự phát triển của thị xã Nghi Sơn, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ, quyết tâm trở thành một đô thị động lực của tỉnh Thanh Hóa cũng như của cả nước.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) là huyện đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Nam giáp thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp các huyện Nông Cống, Như Thanh và phía Đông giáp Biển Đông. Dân số trên 307.000 người, diện tích đất tự nhiên 455 km2.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Trong suốt chiều dài lịch sử, tên gọi và địa giới hành chính của thị xã Nghi Sơn có sự biến đổi qua các giai đoạn lịch sử: Thời kỳ Hùng Vương (2879 TCN), thuộc bộ Cửu Chân; thời kỳ Bắc thuộc, thuộc các huyện Cư Phong, Thường Lạc và quận Cửu Chân, bộ Giao Chỉ; thời nhà Lý, thuộc phủ Cửu Chân, lộ Thanh Hóa; thời nhà Trần - Hồ, có tên gọi là huyện Cổ Chiến thuộc châu Cửu Chân; thời nhà Lê, thuộc Tây Đạo, phủ Tĩnh Gia; đến thời nhà Nguyễn (1802-1858) là huyện Ngọc Sơn, thuộc phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa trấn; từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có tên gọi là huyện Tĩnh Gia.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Là vùng đất với nhiều di chỉ khảo cổ từ thời văn hóa Đông Sơn (tại Núi Chè); có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời gắn liền với nhiều Nhà văn hóa, chính trị lớn như: Ngô Chân Lưu, Đào Duy Từ, Nguyễn Lệnh Dự, Lương Chí, Lương Nghi...; văn hóa dân gian với trên 22 lễ hội truyền thống, tiêu biểu là lễ hội Quang Trung, lễ hội cầu ngư, lễ hội khao tàu. Với 35 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 7 di tích cấp Quốc gia, tiêu biểu như: Đền thờ Đào Duy Từ, cụm di tích đền thờ Quang Trung - Lạch Bạng, chùa Thiên Vương - đền Khánh Trạch, cụm di tích lịch sử chùa Am Các...

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Nhân dân thị xã Nghi Sơn có truyền thống cách mạng, kế thừa truyền thống đấu tranh dựng nước và giữa nước của ông cha, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có trên 19.500 nam, nữ thanh niên nhập ngũ lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, những người con anh hùng ấy đã tham gia vào các đơn vị bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... Nghi Sơn còn là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ nhằm ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong chiến đấu, nhân dân Nghi Sơn đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, cùng với quân và nhân dân cả nước anh dũng chiến đấu đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ huyết mạch giao thông, bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Những địa danh hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn của đế quốc Mỹ như cầu Ghép, cầu Hang, cầu Hổ, ga Văn Trai, đảo Hòn Mê... cùng với những địa danh bất tử của miền Trung đã viết nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc; cũng tại nơi đây đã gây ra bao nỗi kinh hoàng, khiếp sợ và cả sự khâm phục của kẻ thù bởi lòng quả cảm, quyết tâm sắt đá và tinh thần chiến đấu hi sinh vô bờ bến. Trong chiến tranh đã có hơn 2.995 liệt sĩ huy sinh vì tổ quốc, có 1550 thương binh. Với những cống hiến to lớn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Nghi Sơn cùng 28 đơn vị vinh dự và tự hào được Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 298 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Hòa bình lập lại, nhân dân hăng hái bắt tay ngay vào công cuộc kiến thiết và phát triển kinh tế; được thiên nhiên ưu đãi, với bản tính anh dũng trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất được thiên nhiên ưu đãi với 3 vùng sinh thái: đồng bằng, vùng biển và bán sơn địa rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình kinh tế như: công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông lâm thủy sản và kinh tế biển. Là địa phương với đa dạng loại hình giao thông, với nhiều tuyến giao thông huyết mạch quốc gia như: tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, vận tải biển trong nước và quốc tế qua cảng biển Nghi Sơn, các tuyến đường quan trọng nối liền Khu kinh tế Nghi Sơn với các Khu vực phát triển kinh tế của tỉnh, đây là tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp, đô thị hoá của quê hương.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, sớm đưa tiềm năng lợi thế của địa phương vào công cuộc phát triển; được sự quan tâm của đảng, của chính phủ, các bộ Ban Ngành TW, sự chỉ đạo quyết liệt có hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo Tỉnh Thanh Hóa, nơi đây đã và đang hình thành khu động lực phát triển kinh tế - độ thị trọng điểm của tỉnh và của khu vực.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Năm 1996 sự kiện nhà máy xi măng Nghi Sơn công suất 2,4 triệu tấn/năm biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật đi vào hoạt động; năm 2001, UBND tỉnh Thanh Hóa - Bộ Xây dựng công bố quyết định thành lập khu đô thị mới Nghi Sơn, tháng 4 năm 2002 bến số 1 cho tàu 10.000 tấn Cảng biển Nghi Sơn đón chuyến tàu thương mại đầu tiên vào làm hàng đánh dấu thời kỳ phát triển của Nghi Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung. Để Nghi Sơn phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế, trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng của các Bộ ngành TW, đề nghị của tỉnh Thanh Hóa, ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích trên 18.600ha thuộc 12 xã phía Nam với mục tiêu là khu kinh tế ven biển, đa ngành, đã lĩnh vực trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí chế tạo gắn với khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn. Là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư. Để triển khai có hiệu quả quyết định của Chính phủ, Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp các ngành, khẩn trương lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế, tập trung các nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn của các Bộ, Ban Ngành TW để đầu tư kết cấu hạ tầng, làm tốt công tác GPMB để thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy kinh tế phát triển tạo sự lan tỏa đến toàn vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Đến nay, Thị xã Nghi Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được trên 190 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký kinh doanh hơn 106.000 tỷ đồng; 19 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 12,86 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 48 nghìn tỷ đồng và hơn 9,44 tỷ USD, nhiều nhà máy lớn đã đi vào hoạt động thu hút trên 60.000 lao động. Nhiều dự án trọng điểm quốc gia về an ninh năng lượng đã đi vào hoạt động như: Nhà máy lọc hóa dầu nghi Sơn công suất 10 triệu tấn/năm, trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn công suất 2.100MW, nhà máy luyện cán thép công suất 2,4 triệu tấn/năm, các nhà máy xi măng công suất trên 10 triệu tấn/năm; nhà máy giầy Anora với 23.000 công nhân, nhà máy dầu ăn...

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Cảng Biển Nghi Sơn là cảng loại 1 thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung bộ đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết, cảng biển Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực bốc xếp hàng hóa trên 100 triệu tấn/năm; đến nay đã có 19 bến đi vào hoạt động, lượng hàng thông qua cảng trung bình đạt trên 19,4 triệu tấn/năm, đã có tuyến vân tải containere quốc tế qua cảng, hàng năm thu ngân sách từ khai thác cảng đạt trên 1.000 tỷ đồng.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Được sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương, của Tỉnh Thanh Hóa, hơn 30 năm đổi mới và sau gần 15 năm xây dựng và phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh kế Nghi Sơn và theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Nghi Sơn đã đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách đẩy mạnh phát triển Kinh tế - Xã hội và đạt được những thành tựu vượt bậc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt ở mức cao, giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng giá trị kinh tế đạt 29,7%; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư phù hợp với phát triển đô thị; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2019 đạt hơn 48 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,84% (năm 2015) xuống 3,88% (năm 2019); Hàng năm đào tạo hàng nghìn lao động có tay nghề, giải quyết việc làm cho 60.000 lao động; bộ mặt nông thôn được đổi mới. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh trật tự trong Khu kinh tế Nghi Sơn được đảm bảo tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Hoạt động dịch vụ - thương mại ngày càng phát triển đa dạng, hàng hóa phong phú với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại gắn với phát triển hệ thống chợ truyền thống. Du lịch có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng dịch vụ nhất là dịch vị du lịch biển với nhiều bãi biển đẹp như biển Hải Hòa, biển Ninh Hải, biển Tân Dân, Bãi Đông. Đến nay, đã thu hút được trên 15 dự án du lịch nghỉ dưỡng với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Cùng với du lịch biển nhiều di tích văn hóa lịch sử như Đền thờ Đào Duy Từ, Đền thờ Quận công Lê Đình Châu, chùa Am Các, nhà thờ Ba Làng, đền thờ Quang Trung - chùa Đót Tiên... hằng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm quan.

Kinh tế - xã hội phát triển nhanh, đô thị được quan tâm đầu tư theo quy hoạch, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh, hình thành tổ chức dân cư đô thị tập trung mật độ cao, nhịp sống đô thị; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, đồng bộ góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc thành lập thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện Tĩnh Gia là phù hợp định hướng, chương trình phát triển quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Quốc gia và của tỉnh Thanh Hóa và phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Với những kết quả đạt được trong những năm qua trên các lĩnh vực, ngày 22-4-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH về thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc xã Nghi Sơn. Trở thành thị xã là dấu mốc lịch sử quan trọng cho sự phát triển của thị xã Nghi Sơn. Đồng thời, là niềm vinh dự tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Nghi Sơn nói riêng cũng như của tỉnh Thanh Hóa nói chung, thể hiện một khát khao vươn lên tầm cao mới của đất và người Nghi Sơn, mở ra cho Nghi Sơn một thời kỳ phát triển Kinh tế - Xã hội mạnh mẽ, quyết tâm trở thành một đô thị động lực của tỉnh Thanh Hóa cũng như của cả nước. Thị xã Nghi Sơn hôm nay được thành lập với diện tích tự nhiên 455 km2, dân số trên 307.000 người, với 31 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 15 xã.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Với mục tiêu xây dựng thị xã Nghi Sơn - khu kinh tế Nghi Sơn trở thành động lực phát triển kinh tế - độ thị của tỉnh Thanh Hóa và của vùng kinh tế Bắc bộ; định hướng đến năm 2035 trở thành lập “Thành phố công nghiệp xanh”, hướng tới đô thị thông minh trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Để xây dựng thị xã Nghi Sơn trở thành thành phố công nghiệp như định hướng phát triển, trong thời gian tới thị xã Nghi Sơn sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội đầu tư hạ tầng đô thị; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân; làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành với MTTQ và toàn thể nhân dân nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ. Tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, của các nhà đầu tư và của nhân nhân để đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch, phù hợp với sự phát triển của tỉnh và địa phương. Ưu tiên trong đầu tư cơ sở hạ tâng đô thị của các phường, khu vực nội thị.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Phối hợp với các chủ đầu tư để làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, GPMB thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án quan trọng tạo bước đột phá để phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị. Xây dựng mạng lưới giao thông nội thị đồng bộ hiện đại, đồng thời ưu tiên xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông liên kết đô thị Nghi Sơn với các địa phương khác.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ - công nghiệp xây dựng; tăng thu nhập cho người dân; giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, viễn thông, vận tải, du lịch, tín dụng ngân hàng, y tế, thương mại, các dịch vụ khu công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao... phù hợp với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật các phường, xã.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí nâng cao tỉnh Thanh Hóa.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển Kinh tế - Xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Xây dựng quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

[E-Magazine] - Thị xã Nghi Sơn: Nỗ lực trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực

Phát huy tiềm năng, lợi thế và sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng thị xã Nghi Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025 trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực./.

HT-MQ

Xuất bản: 4:22:04:2021:16:18

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM