[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Từ ngày 1-12-2019, Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa chính thức có hiệu lực. Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, sáp nhập bắt đầu đi vào hoạt động.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa tiến hành sắp xếp 143 đơn vị hành chính cấp xã và điều chỉnh địa giới hành chính 3 đơn vị thành 67 đơn vị và thành lập thị trấn Nưa trên cơ sở nguyên trạng xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Với việc giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 11,9% đơn vị) Thanh Hóa là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất cả nước. Kết quả sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thể hiện quyết tâm chính trị cao, sự sáng tạo, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, thống nhất từ trong Đảng đến toàn xã hội thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Sau sắp xếp, từ ngày 1-12-2019, tỉnh Thanh Hóa từ 635 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 559 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 496 xã, 34 phường và 29 thị trấn.

Qua rà soát, toàn tỉnh còn 25 đơn vị cấp huyện (chiếm 92,60%) và 612 đơn vị cấp xã (chiếm 96,38%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định, trong đó có 69 đơn vị cấp xã (gồm 62 xã, 7 thị trấn) chưa đạt 50% về 2 tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, cá biệt có những đơn vị hành chính diện tích tự nhiên chưa đầy 1 km2 như thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) , thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc).

Trên cơ sở các đơn vị chưa đạt tiêu chuẩn phải sắp xếp và các xã liền kề bị ảnh hưởng, tác động, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đối với 143 xã, phường, thị trấn và điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã thành 67 xã, phường, thị trấn tại 26/27 đơn vị cấp huyện (trừ TP Sầm Sơn). Sau khi sắp xếp, diện tích tự nhiên bình quân mỗi đơn vị đạt 19,9km2 (tăng 2,38 km2), dân số bình quân 6.365 người (tăng 761 người).

Thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 20 – CT/TU ngày 15/3/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 37 – NQ/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH- UBND ngày 13/3/2019 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ chi tiết với lộ trình thời gian cụ thể để các ban, sở, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Bám sát chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến “Đây là việc lớn, việc khó và phức tạp nên phải làm thật tốt công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm từ trong cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo được sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt. Chỉ trong thời gian ngắn 4 tháng từ khi chính thức ban hành kế hoạch, chỉ thị, triển khai các bước thực hiện cho đến tổ chức kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa 17 thông qua Nghị quyết số 186/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực cao để hoàn thành một khối lượng lớn công việc và vẫn bảo đảm được tình hình ổn định, tạo được sự đồng thuận, nhất trí trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Huyện Thọ Xuân có số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn phải sắp xếp, sáp nhập nhiều nhất tỉnh trong đợt này. “Toàn huyện tiến hành sắp xếp 20 đơn vị thành 9 đơn vị, giảm 11 đơn vị, sau khi sắp xếp từ 41 xã, thị trấn xuống còn 27 xã, 3 thị trấn” – đồng chí Lê Văn Tiến, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân cho biết – “Quá trình triển khai chủ trương, các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội, tâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân nơi phải sắp xếp, sáp nhập để kịp thời gỡ vướng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích bằng nhiều cách thức để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ. Huyện đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí bí thư huyện ủy là trưởng ban, thành lập tổ thư ký giúp việc, 9 tổ chỉ đạo đối với 9 cụm xã phải sáp nhập, thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ, tổ chức các đoàn công tác về cơ sở nắm tình hình, họp với cán bộ chủ chốt để có chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc kịp thời, tạo nên sự đồng thuận”.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Một góc thị trấn huyện Thọ Xuân

Đảng viên Nguyễn Duy Vây ở thôn Long Linh Nội, xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân là một trong những người tích cực tuyên truyền bà con thôn xóm thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về việc sáp nhập xã. Trong lúc còn có một số ý kiến khác nhau của bà con nhân dân về việc lựa chọn tên gọi của xã mới sau sáp nhập 3 xã Xuân Tân, Xuân Vinh và Thọ Trường thành 1 xã, để tạo nên sự đồng thuận, đảng viên Nguyễn Duy Vây đã dành thời gian để tuyên truyền, vận động cho bà con hiểu. “Trước kia, 3 xã Xuân Tân, Xuân Vinh và Thọ Trường có thời kỳ là 1 xã, nay sáp nhập lại cũng rất phù hợp” – đảng viên Nguyễn Duy Vây cho biết “Xã mới có tên gọi Trường Xuân, đây là một cái tên đẹp và được ghép lại từ các tên hiện có của 3 xã. Trường Xuân có nghĩa là mùa xuân kéo dài. Chúng tôi mong xã Trường Xuân bước sang giai đoạn mới sẽ có bước phát triển tốt đẹp hơn”.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Diện mạo Nông thôn mới ở Thanh Hóa

Sau khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập 3 xã Xuân Vinh, Xuân Tân, Thọ Trường thành xã Trường Xuân, xã mới Trường Xuân có diện tích tự nhiên 13,74 km2 và quy mô dân số 10.892 người. Trụ sở xã mới đặt tại xã Xuân Vinh cũ.

Là một trong những cán bộ tự nguyện làm đơn xin thôi việc do tác động từ việc tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, đồng chí Trịnh Văn Hoàn, sinh năm 1968, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thọ Trường bộc bạch:

Đồng chí Trịnh Văn Hoàn, sinh năm 1968, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thọ Trường người làm đơn xin thôi việc.

Ngoài huyện Thọ Xuân, các huyện có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều trong năm 2019 là Hoằng Hóa (giảm 6 đơn vị), Hà Trung (giảm 5 đơn vị), các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương (mỗi huyện giảm 4 đơn vị), các huyện Như Thanh, Thạch Thành, Quan Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... (mỗi địa phương giảm 3 đơn vị)...

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

HĐND tỉnh khóa XVII quyết nghị thông qua Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Qua tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri đối với những đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt hơn 97%, tỷ lệ cử tri đồng ý bằng 93,81% so với tổng cử tri trong danh sách tham gia bỏ phiếu, cho thấy chủ trương sắp xếp làm tăng quy mô đơn vị hành chính cấp xã đã được đại bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đồng tình ủng hộ.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Quá trình triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân như học hành, chữa bệnh, chuyển đổi giấy tờ, thủ tục, truyền thống văn hóa của địa phương như tên gọi, phong tục tập quán, rồi công nợ của các xã, thay đổi chủ đầu tư các công trình đang trong quá trình triển khai, sử dụng cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt là vấn đề sắp xếp, bố trí công việc cho cán bộ, công chức và đội ngũ hoạt động không chuyên trách ở các đơn vị phải sắp xếp, sáp nhập.

Để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, Ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ, đồng thời tổ chức các đoàn, tổ công tác khảo sát, nắm tình hình, có sự chỉ đạo kịp thời, vì vậy các vấn đề vướng đều được tháo gỡ nhanh. Đồng thời quá trình xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh đã đánh giá đầy đủ các tác động để có các phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ban, ngành cấp tỉnh có hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan thuộc thẩm quyền để các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn thực hiện.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Lấy ý kiến cử tri đến các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Đối với 2 huyện có tỷ lệ lấy ý kiến cử tri tại một số xã tuy vẫn đạt hơn 50%, nhưng thấp so với bình quân chung của tỉnh là Thường Xuân và Thiệu Hóa, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã yêu cầu huyện và xã nắm lại tình hình để có giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Theo đồng chí Cầm Bá Xuân, Bí thư Huyện ủy Thường Xuân cho biết khi triển khai các bước theo quy trình hướng dẫn, lấy ý kiến cử tri xã Xuân Cẩm về phương án sáp nhập vào thị trấn thì tỷ lệ cử tri đồng ý chỉ đạt 50,3%. Huyện và xã đã nắm lại tình hình, lắng nghe cặn kẽ tâm tư, nguyện vọng của bà con. Sau khi được biết lý do chính là bởi một bộ phận nhân dân băn khoăn, lo lắng sau khi sáp nhập bà con sẽ không được hưởng các chính sách đối với xã đặc biệt khó khăn 30a như trước khi nhập về thị trấn, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã yêu cầu huyện và xã Xuân Cẩm tổ chức tuyên truyền thông tin rõ ràng cho bà con nắm được sự chỉ đạo từ Trung ương đó là đối với các chính sách đặc thù đang được thụ hưởng, trước mắt vẫn giữ nguyên, kéo dài đến năm 2020 thì bà con đã đồng tình với việc sáp nhập xã về thị trấn.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Tương tự, tại huyện Thiệu Hóa lý do việc lấy ý kiến cử tri của một số xã có tỷ lệ thấp do tại thời điểm lập danh sách cử tri và khi tiến hành lấy ý kiến cử tri xa nên một số cử tri vắng mặt tại địa phương do đi làm ăn. Sau khi được chỉ đạo nắm bắt lại tình hình, các xã, thôn có tỷ lệ cử tri bỏ phiếu đạt thấp đã tiến hành khảo sát thăm dò lần 2 thì tỷ lệ đồng ý với chủ trương sáp nhập xã đã đạt cao hơn so với lần 1.

Đặc biệt, để giải quyết các vấn đề vướng mắc về tổ chức, bộ máy, nhất là công tác cán bộ sau khi sắp xếp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn số 05–HD/TU ngày 2-8-2019 về việc thành lập tổ chức đảng ở các xã, phường, thị trấn mới thành lập sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 37–NQ/TW và một số vấn đề về bố trí, sắp xếp cán bộ. Cùng với đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 181/2019/NQ- HĐND ngày 10/7/2019 về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, viên chức trạm y tế cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Theo thống kê, tại các đơn vị cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập có 2.842 cán bộ, công chức cấp xã (1.366 cán bộ, 1.476 công chức), ngoài ra còn có 1.199 người hoạt động không chuyên trách. Theo phương án của UBND tỉnh bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp xã mới (áp dụng theo Nghị định 34/2019/NĐ- CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ), đối với cán bộ cấp xã sẽ bố trí 737 người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó theo quy định; đối với công chức cấp xã là 1.476 người thì nhập nguyên trạng và có lộ trình giải quyết hợp lý số dôi dư trong giai đoạn 2020 – 2025 (dôi dư 679 người). Đối với số người làm việc tại đơn vị sự nghiệp trường học, trạm y tế trên địa bàn thực hiện trên cơ sở nguyên trạng số lượng hiện nay của các đơn vị. Số lượng người hoạt động không chuyên trách bố trí đúng theo quy định của Nghị định 34 mỗi đơn vị tối đa không quá 14 người.

Về phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, đối với 629 cán bộ cấp xã dôi dư, dự kiến trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ bố trí, sắp xếp đến các đơn vị cấp xã còn thiếu 123 người, tiếp nhận, bố trí làm công chức cấp xã 108 người, tuyển dụng làm công chức cấp huyện 10 người, tuyển dụng làm viên chức đơn vị sự nghiệp 1 người, nghỉ hưu theo quy định 217 người, thực hiện tinh giản 171 người. Đối với 679 công chức cấp xã dôi dư, dự kiến trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ điều động đến các đơn vị cấp xã còn thiếu 432 người, tuyển dụng làm công chức cấp huyện 29 người, tuyển dụng làm viên chức ở đơn vị sự nghiệp 10 người, nghỉ hưu theo quy định 115 người, thực hiện tinh giản 93 người. Đối với 1.199 người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sẽ hưởng chế độ hỗ trợ một lần theo quy định của HĐND tỉnh. Các chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo Nghị quyết số 181 của HĐND tỉnh.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Huyện Hoằng Hóa giảm 6 đơn vị cấp xã, tương ứng sẽ dôi dư khoảng 120 cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn. Đồng chí Trương Văn Đào, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy cho biết “Để giải quyết công tác cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có công văn chỉ đạo cả 43 xã, thị trấn từ ngày 1/3/2019 trường hợp khuyết chức danh do cán bộ nghỉ hưu thì tạm dừng bố trí, kiện toàn để thiếu, phân công cấp phó phụ trách, không tiếp nhận, tuyển dụng mới công chức xã, thị trấn để sau khi sáp nhập xã, dôi dư cán bộ, công chức thì điều động, bố trí về nơi còn thiếu. Sau khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ, Tỉnh ủy có Hướng dẫn số 05-HD/TU, triển khai đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đơn vị diện sắp xếp thì đã có một số trường hợp báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy cho nghỉ hưu trước tuổi, cộng với số cán bộ nghỉ khi hết nhiệm kỳ đại hội vào năm tới đây thì việc bố trí đối với cán bộ chủ chốt là không đáng lo ngại. Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ có phương án bố trí cán bộ, công chức dôi dư do sáp nhập xã phù hợp nhất, bảo đảm ổn định tình hình, không gây xáo trộn lớn về tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngoài các chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp nghỉ do sắp xếp theo quy định của trung ương, của tỉnh thì huyện đã ban hành chính sách riêng hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và chủ tịch các hội đặc thù cấp xã nghỉ công tác do dôi dư sau khi sắp xếp nhằm động viên kịp thời”.

Hai xã Hoằng Phúc và Hoằng Vinh sáp nhập vào thị trấn Bút Sơn. Đồng chí Lê Doãn Bản, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Phúc cho biết: “Để giải quyết bài toán khó về dôi dư cán bộ, huyện đã đưa ra một số giải pháp định hướng như: luân chuyển cán bộ dôi dư đến đơn vị khác còn thiếu; chuyển cán bộ đoàn thể sang làm công chức chuyên môn ở xã nếu có bằng cấp phù hợp; vận động nghỉ hưu trước tuổi; vận động cán bộ nghỉ việc hưởng phụ cấp một lần. Quan điểm của huyện rất rõ ràng, việc lựa chọn cán bộ bảo đảm công tâm, khách quan, không có chuyện chạy chọt để được ở lại vị trí này, vị trí kia hay đơn vị này, đơn vị khác. Đối với xã Hoằng Phúc, đồng chí Phó Bí thư thường trực đã báo cáo xin nghỉ trước tuổi 3 năm theo chế độ 108 và hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện. Một số trường hợp khác huyện có định hướng luân chuyển, nên việc bố trí, sắp xếp cán bộ chủ chốt sẽ không phải là việc quá khó.”.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Đồng chí Trương Văn Đào - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hoằng Hóa làm việc với cán bộ chủ chốt xã Hoằng Phúc.

Đồng chí Cao Ngọc Thanh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Hoằng Phúc cho rằng ông cũng như nhiều trường hợp khác xin nghỉ trước tuổi đã suy nghĩ rất kỹ trước khi báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy. Theo ông, đối với những trường hợp còn năm công tác nhưng đã đủ điều kiện nghỉ chế độ thì việc quyết định nghỉ tại thời điểm này cũng là phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ còn trẻ hơn có cơ hội rèn luyện, gánh vác công việc chung.

Đối với huyện Thọ Xuân, theo đồng chí Lê Văn Tiến, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân: Để giải bài toán dôi dư cán bộ, huyện đã có phương án luân chuyển, điều động cán bộ từ nơi thừa đến nơi còn thiếu trong huyện. Theo Hướng dẫn 05, các đồng chí phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND, các trường hợp đó nếu không bố trí sắp xếp được thì tạm thời giữ nguyên cho đến đại hội đảng vào năm tới rồi bố trí lại. Đối với các ban đoàn thể, sẽ bố trí 1 người làm trưởng, 2 người còn lại đủ điều kiện sẽ vận động họ làm phó đoàn thể nhưng được giữ nguyên lương như cấp trưởng và chờ đến đại hội cũng sẽ bố trí, sắp xếp.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại Thanh Hóa là sự cụ thể hóa đưa Nghị quyết số 18, Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 37 của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24-4-2019 của Chính phủ vào thực tiễn cuộc sống, để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, khắc phục sự cồng kềnh, chồng chéo, lãng phí, góp phần huy động tốt hơn các nguồn lực đầu tư cho phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 37- NQ/TW, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành ngay các chỉ thị, kế hoạch và triển khai làm đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trước khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương, quy định tiến độ, lộ trình và các nội dung cụ thể, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương trong tỉnh.

Qua tìm hiểu, trao đổi với các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các đơn vị thuộc diện sắp xếp, sáp nhập nhiều của tỉnh, chúng tôi nhận thấy mấu chốt thành công vẫn là việc phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, quyết tâm và sự nỗ lực của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

Đồng chí Trần Duy Bình - Bí thư Huyện ủy Hà Trung.

Tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ngày 26-8-2019, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa đã tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, cho biết: “Bài học kinh nghiệm bước đầu có thể rút ra qua quá trình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đó là: Thứ nhất, phải quán triệt sâu sắc các văn bản, nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội, Chính phủ ... đến tận cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đây là câu chuyện tư tưởng rất là quan trọng để tạo được sự đồng thuận, thống nhất, nhất trí cao. Tiếp đó là chủ động xây dựng đề án của tỉnh, của huyện, của xã. Trên cơ sở đề án đó thảo luận, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các bước quy trình lấy ý kiến cử tri theo đúng hướng dẫn, tạo sự đồng thuận. Thứ hai là, phải xây dựng được các văn bản của tỉnh hướng dẫn về công tác sắp xếp cán bộ, quản lý, chuyển giao cơ sở vật chất nói chung trong quá trình triển khai. Đối với Thanh Hóa, tỉnh đã sớm ban hành các hướng dẫn này và điển hình là Hướng dẫn số 05–HD/TU ngày 2-8-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập tổ chức đảng ở các xã, phường, thị trấn mới thành lập sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 37–NQ/TW và một số vấn đề về bố trí, sắp xếp cán bộ. Thứ ba là, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết về việc sáp nhập thì phải tập trung chỉ đạo rất quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy, để từ ngày 1-12-2019 các xã mới bắt đầu đi vào hoạt động”.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Quá trình triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Thanh Hóa có nhiều sáng tạo. Theo đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, đó là “Tỉnh đã vận dụng linh hoạt các quy định của Trung ương để bố trí sắp xếp cán bộ và xây dựng chính sách cho cán bộ. Quá trình vận dụng vẫn bảo đảm giữ vững nguyên tắc theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, không làm tăng số lượng cấp ủy tại thời điểm sắp xếp và sau đại hội. Đối với một số ít trường hợp đặc biệt phải tăng số lượng cấp ủy thì đến đại hội sẽ bố trí, sắp xếp lại theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai, tỉnh luôn lắng nghe ý kiến đề xuất của cơ sở để tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp, để tạo đồng thuận. Sau khi có Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quán triệt rất rõ là tạm dừng bổ nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của tất cả các xã trong tỉnh, khi khuyết thì không bổ sung, nên việc bố trí sắp xếp cán bộ lãnh đạo, quản lý không chịu nhiều áp lực. Các giải pháp đã được tỉnh triển khi đồng bộ, như chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, viên chức trạm y tế cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, do đó đã nhận được sự đồng thuận cao từ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, yêu cầu đảm bảo duy trì hoạt động liên tục, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy trong hệ thống chính trị ở các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp; không làm xáo trộn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; đồng thời thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số và toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan của các cơ quan, đơn vị ở các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp về đơn vị hành chính mới; đảm đúng quy định của pháp luật; chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Hội nghị sáp nhập xã Hà Phong vào thị trấn Hà Trung

Tại các địa phương, mọi công việc đã hoàn tất. Để công tác rà soát, bàn giao, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, công việc được thực hiện đúng tiến độ, TP Thanh Hóa đã thành lập 3 tổ công tác chỉ đạo bàn giao sau sáp nhập, mỗi tổ gồm 19 người. UBND 6 phường, xã đã thống kê, kiểm kê, chuẩn bị xong hồ sơ, tài liệu, lập biên bản bàn giao để bàn giao cho các đơn vị hành chính mới. Thời gian chốt số liệu, lập biên bản bàn giao tại 6 phường, xã được ký, đóng dấu tại thời điểm ngày 30-11-2019. Thời gian tiếp nhận tại các đơn vị hành chính mới được ký, đóng dấu tại thời điểm ngày 1-12-2019, ngay sau khi đơn vị hành chính mới thực hiện bầu xong HĐND, UBND và đi vào hoạt động, sử dụng con dấu mới. Việc tổ chức hội nghị, chứng kiến việc bàn giao, tiếp nhận giữa các đơn vị hành chính cũ và đơn vị hành chính mới được kết hợp với hội nghị công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu HĐND, UBND đơn vị hành chính mới (trong ngày 1-12-2019).

Trong ngày 28-11-2019, UBND các huyện Đông Sơn, Hà Trung đã tổ chức công bố Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn các huyện, nhằm bảo đảm cho việc đưa các đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động đúng thời gian quy định.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải tiếp tục giải quyết sau khi các đơn vị hành chính mới đi vào vận hành, tuy nhiên với việc hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 sẽ là tiền đề quan trọng để ổn định về tổ chức bộ máy; ổn định công tác cán bộ và đời sống sinh hoạt của nhân dân; hướng tới tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

[E-Magazine] - Đồng thuận thực hiện chủ trương lớn

Tác giả: Hồng Hạnh, Minh Hiếu, Thu Vui, Phan Nga

Đồ họa: Quang Trung

Xuất bản: 1:02:12:2019:09:41

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM