(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện huấn từ “Người công giáo tốt cũng là công dân tốt”, đồng bào công giáo tỉnh Thanh không chỉ ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn đoàn kết chung sức xây dựng quê hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng bào công giáo tỉnh Thanh “kính Chúa, yêu nước”

Thực hiện huấn từ “Người công giáo tốt cũng là công dân tốt”, đồng bào công giáo tỉnh Thanh không chỉ ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn đoàn kết chung sức xây dựng quê hương.

Đồng bào công giáo tỉnh Thanh “kính Chúa, yêu nước”

Giáo dân Lê Minh Tâm, thôn 8, xã Thọ Xương, thuộc giáo xứ Hữu Lễ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình.

Huyện Thọ Xuân có 7 giáo xứ, 46 giáo họ, với 21.668 giáo dân sinh sống. Thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời - đẹp đạo”, đồng bào công giáo trong huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực thể hiện sự gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Từ trong lao động sản xuất và các phong trào thi đua yêu nước, nhiều gia đình công giáo đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Về giáo xứ Hữu Lễ, hỏi thăm giáo dân Lê Minh Tâm, ở thôn 8, xã Thọ Xương, hầu hết bà con lương - giáo trong vùng ai cũng biết. Bởi ông là một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế hộ gia đình, sống “tốt đời - đẹp đạo” của địa phương. Có trong tay 2 ha đất vườn, những ngày đầu tìm cách làm giàu, gia đình ông Tâm chỉ biết gắn bó với cây mía. Với chi phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cây mía cũng chỉ giúp gia đình ông đủ trang trải cuộc sống. Năm 2011, khi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có định hướng khôi phục giống bưởi Luận Văn, gia đình ông đã tiên phong bỏ cây mía chuyển sang trồng bưởi và ổi Đài Loan. Nhờ nắm vững kiến thức, kỹ thuật về cách chăm sóc bưởi Luận Văn, ổi, nên kể từ ngày xuống giống, vườn cây của giáo dân Tâm luôn phát triển tốt, cho những lứa quả đầu tiên có chất lượng cao. Nhiều năm nay, gia đình ông đã thu hoạch ổn định 1 ha bưởi Luận Văn, còn lại 1 ha ổi Đài Loan đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Ông Tâm chia sẻ: “Trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng mía. Với đầu ra ổn định, mỗi năm gia đình tôi có thu nhập từ 700 đến 800 triệu đồng”. Bằng sự năng động, dám nghĩ, dám làm nhiều năm liền gia đình giáo dân Lê Minh Tâm được bình bầu là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Năm 2017, ông Tâm vinh dự được tỉnh tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo”. Ngoài ông Tâm, trên địa bàn huyện Thọ Xuân còn nhiều tấm gương gia đình giáo dân tiêu biểu như: Bùi Văn Phòng, Đỗ Văn Oanh, Ninh Văn Viên, Lê Thị Thảo, Ngô Đức Hạnh...

Song song với phát triển kinh tế, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng bào công giáo đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng lòng đóng góp công sức. Trước hết, phải kể đến giáo dân huyện Nga Sơn đã tự nguyện hiến 5.675m2 đất thổ cư, 106.899m2 đất canh tác, tháo dỡ 2.467m tường rào để mở rộng đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi. Đồng thời, đóng góp 19,756 tỷ đồng, 10.065 ngày công để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, đầu tư hơn 115 tỷ đồng xây dựng mới, chỉnh trang 1.379 ngôi nhà ở và 1.834 cổng, ngõ. Các khu dân cư vùng giáo huyện Tĩnh Gia đã làm 21 km đường giao thông, hiến 15.400m2 đất làm đường và hành lang giao thông; đóng góp 2,186 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi. Ở huyện Yên Định có 127 hộ giáo dân hiến 11.072m2 đất để mở rộng đường giao thông, công trình phúc lợi và đóng góp 1.245 ngày công, hơn 7,777 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, bà con giáo dân trên địa bàn huyện Nông Cống đã tự nguyện hiến 3.250m2 đất thổ cư, 5.500m2 đất canh tác, tháo dỡ 427m tường rào để mở rộng đường giao thông và đóng góp 15,253 tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn...

Trong thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhấn mạnh “Xây dựng một nếp sống, một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”, đồng bào công giáo trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bằng việc thực hiện tốt các quy ước, hương ước làng văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, đẩy mạnh hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng bào công giáo ở các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh đã phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống của dân tộc.

Thật khó để kể hết những tấm gương, các phong trào thi đua lao động sản xuất, văn hóa văn nghệ, xây dựng quê hương của đồng bào công giáo. Song, tựu chung trong “bản hòa ca” về sự phát triển của Thanh Hóa hôm nay có những đóng góp của đồng bào công giáo tỉnh nhà. Hòa chung niềm vui của dân tộc, đất nước, đồng bào công giáo trong tỉnh cũng đang náo nức đón mùa xuân mới, với tinh thần “kính Chúa, yêu nước”.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]