(Baothanhhoa.vn) - Chiều 31-5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Chiều 31-5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm kịp thời thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trực tiếp và gần nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; đồng thời đồng tình cao với kết cấu, bố cục nội dung các chương, điều trong dự thảo Luật.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Góp ý cụ thể vào Dự án luật, các ĐBQH đề nghị cần phải quy định cụ thể về thời hạn sửa đổi, bổ sung cũng như quy định cho “tạm dừng” hoặc “đình chỉ” việc thi hành đối với những phần nội dung văn bản của cộng đồng dân cư có nội dung “không phù hợp” trong thời gian chờ để sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản của cộng đồng dân cư như quy định tại khoản 3 Điều 20. Đề nghị Luật quy định cụ thể tổ chức, đoàn thể ở cấp xã, ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thẩm quyền phê chuẩn, chuẩn y, công nhận kết quả bầu Ban Thanh tra Nhân dân.

Cần nghiên cứu cân nhắc thêm để bảo đảm tính toàn diện khi quy định về khái nhiệm “cơ sở” để đảm bảo phạm vi điều chỉnh phù hợp của Luật này; cần cân nhắc, điều chỉnh hoặc làm rõ các chính sách nhằm bảo đảm tính thống nhất với cấu trúc, nội dung của dự án Luật.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận, cho ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đóng góp ý kiến vào Dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) các ĐBQH thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Các đại biểu cũng đã thảo luận, tập trung cho ý kiến vào nhiều nội dung để hoàn thiện dự thảo Luật như: Đề nghị Luật quy định rõ thêm việc nghiêm cấm đăng tải các các thông tin, hình ảnh bạo lực, kích động bạo lực gia đình, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Đề nghị không nên để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” mà nên để Chính phủ quy định để thấy rõ hơn tính chất và tầm quan trọng của “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”, qua đó huy động các cấp, ngành và toàn xã hội tham gia tích cực và có hiệu quả trong Tháng hành động. Đề nghị cần nói rõ cơ quan, người có thẩm quyền xử lý bạo lực gia đình là những ai? Do đó, đề nghị viết là báo tin ngay cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 của Luật.

Đề nghị cần bổ sung thêm ý “người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị tổn hại sức khỏe, thiệt hại về tài sản” thì trước hết người có hành vi bạo hành gia đình “bồi thường do hành vi của mình gây ra”.

Dự thảo luật mới chỉ nêu gia đình, cơ quan, tổ chức của người thuộc cơ quan, tổ chức bị bạo hành, gây bạo hành hòa giải mà chưa thấy trách nhiệm của chính quyền cơ sở (UBND cấp xã) tham gia hòa giải. Trong thực tế đại diện của chính quyền tham gia vào công tác hòa giải là rất quan trọng, tạo niềm tin cho các bên, góp phần làm cho cuộc hòa giải thành công.

Các ĐBQH cũng đề nghị Luật cần quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, giải quyết vụ việc của Công an xã, phường cũng như các biện pháp mà công an xã, phường phải thực hiện khi tiếp nhận vụ việc. Cần quy định vấn đề phối hợp giữa các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình về vấn đề phát hiện, cung cấp thông tin nạn nhân bị bạo lực gia đình để họ được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời. Đề nghị cân nhắc sử dụng cụm từ “nạn nhân bạo lực gia đình” trong dự thảo Luật để đảm bảo tính bao quát và thống nhất.

Đề nghị bổ sung thêm một quy định về “các hành vi bạo lực khác đối với các thành viên trong gia đình”. Cần nghiên cứu, bổ sung hình thức tư vấn tại nhà trường với đối tượng được tư vấn là trẻ em vào Khoản 3, Điều 17 của dự thảo bên cạnh hình thức tư vấn tại cộng đồng, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm trợ giúp pháp lý, cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình được nêu trong dự thảo.

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về sự tham gia của cán bộ chuyên trách về công tác trẻ em hoặc nhân viên công tác xã hội trong các vụ việc bạo lực gia đình có người bị bạo lực là trẻ em.

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]