(Baothanhhoa.vn) - Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ (19-5-1954 – 19-5-2019) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trên mảnh đất địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa bị áp bức vùng dậy đấu tranh để giành độc lập. Những ký ức về chiến tranh gian khổ, hào hùng, những kỷ vật gắn liền với cuộc chiến và các nhân chứng lịch sử sẽ vẫn còn mãi với năm tháng và trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để những kỷ vật trong chiến dịch Điện Biên Phủ sống mãi với thời gian

Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ (19-5-1954 – 19-5-2019) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trên mảnh đất địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa bị áp bức vùng dậy đấu tranh để giành độc lập. Những ký ức về chiến tranh gian khổ, hào hùng, những kỷ vật gắn liền với cuộc chiến và các nhân chứng lịch sử sẽ vẫn còn mãi với năm tháng và trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Để những kỷ vật trong chiến dịch Điện Biên Phủ sống mãi với thời gian

Trường THCS Lê Quang Trường, xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) và Bảo tàng tỉnh phối hợp tổ chức chương trình “Em yêu lịch sử quê hương”, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Tự hào là người con Thanh Hóa, thế hệ trẻ chúng tôi đang được sống lại những năm tháng hào hùng của thế hệ cha anh đi trước qua những thước phim tư liệu, những hiện vật được lưu giữ và qua những câu chuyện kể chân thật của những người lính trở về. Tìm đến Bảo tàng tỉnh, nơi lưu giữ, trưng bày hàng ngàn hiện vật, tư liệu, tranh ảnh về sự hình thành và phát triển của Thanh Hóa qua các giai đoạn lịch sử, thì các hiện vật, tư liệu giai đoạn 1954-1975 chiếm 1/2 gian trưng bày, trong đó có 70 đến 80 tư liệu, tài liệu, hiện vật của dân công hỏa tuyến, bộ đội chủ lực trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng như bao bạn bè, người dân và du khách, chúng tôi đều có chung cảm nhận tự hào và nhiều cảm xúc nhất với các hiện vật, đó là: Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa đạt kỷ lục vận chuyển 345,5 kg lương thực/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ; chiếc xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm (xã Định Liên, huyện Yên Định) vận chuyển 280 kg lương thực/chuyến.

Dừng chân bên chiếc xe cút kít, giọng cô thuyết minh viên Hoàng Thị Mai Hương, Phòng Trưng bày và Tuyên truyền Bảo tàng tỉnh nhấn mạnh thêm về điều đặc biệt của chiếc xe này, khiến chúng tôi và nhiều khách tham quan cảm động trong giây phút tĩnh lặng. Đó là, trong quá trình làm chiếc xe cải tiến này thiếu bánh xe, ông Bầm đã tháo gỡ bàn thờ gia tiên để làm. Sau này, một phóng viên người Pháp đã từng nói: “Một dân tộc dám hy sinh cả tín ngưỡng của mình cho kháng chiến thì dân tộc đó nhất định sẽ thắng lợi”. Và Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội lẫy lừng có đóng góp không nhỏ của quân và dân Thanh Hóa. Những hiện vật thô sơ là chiếc xe thồ, xe cút kít, bè mảng... của dân công, bộ đội chủ lực được cán bộ, nhân viên, người lao động Bảo tàng tỉnh nâng niu, gìn giữ đã giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn, tự hào hơn về ý chí, tinh thần vượt khó của thế hệ cha anh đã chiến thắng kẻ thù có vũ khí hiện đại.

Bên cạnh đó còn là các tư liệu, hiện vật khác, như: Chiếc áo trấn thủ (bà Sầm Thị Lai, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa vinh dự được biểu diễn văn nghệ cho Bác Hồ xem trong ngày lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, tặng Bảo tàng tỉnh năm 2004); bức ảnh chiến sĩ Thanh Hóa bên chiến lợi phẩm tại chiến trường Điện Biên Phủ, năm 1954; Cờ “Đã ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ thu - đông 1953” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhân dân tỉnh Thanh Hóa; một số đồ dùng của chiến sĩ Thanh Hóa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, một số Giấy chứng nhận Chiến sĩ Dân công vẻ vang mặt trận Điện Biên Phủ của các cá nhân là người Thanh Hóa tham gia lực lượng dân công hỏa tuyến...

Hẳn ai cũng biết, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa có người con dám hy sinh thân mình chèn pháo, đó là anh hùng Tô Vĩnh Diện (Triệu Sơn). Hiện nay, Bảo tàng Thanh Hóa đang lưu giữ và trưng bày hình ảnh di vật của anh để lại bao gồm một chiếc bát sắt, bi đông đựng nước và con dao rựa anh đã chặt cành cây làm ngụy trang che cho pháo trước lúc hy sinh. Nếu không có những hiện vật ấy, chắc hẳn trong chúng ta sẽ không có cái nhìn rõ hơn, thấu hơn về lịch sử, về những chiến công, những hy sinh anh dũng của lớp lớp cha anh.

Hiến tặng các hiện vật, tài liệu để làm sinh động hơn nữa công tác trưng bày tại Bảo tàng, giới thiệu các hiện vật, tài liệu đến đông đảo công chúng trong nước, quốc tế là việc làm ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc để “tri ân quá khứ, tiếp lửa truyền thống” hào hùng của dân tộc, ngày 21-4-2019, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã bàn giao 20 tài liệu, hiện vật gắn bó với lực lượng dân công để Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày chuyên đề “Dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ”. Dịp kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Bảo tàng tỉnh đã lựa chọn hơn 100 hiện vật có giá trị tiêu biểu, phong phú về loại hình và chất liệu, cung cấp tư liệu, hiện vật phục vụ công tác triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay”. Bằng nhiều hình thức khác nhau, những hiện vật, tư liệu, hình ảnh về Thanh Hóa qua các thời kỳ đang được Bảo tàng tỉnh tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao niềm tự hào, gìn giữ, phát huy truyền thống cách mạng, các giá trị văn hóa tốt đẹp của tỉnh Thanh cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]