(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 1-11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 1-11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tham gia góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết xây dựng dự án Luật.

Cho ý kiến vào quy định về việc đánh giá rủi ro quốc gia, rủi ro ngành… tại khoản 1, Điều 7 dự thảo Luật, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng đây là một nội dung mới, chưa được quy định trong Luật năm 2012. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để quốc gia tập trung nguồn lực một cách hiệu quả vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực rủi ro cao về rửa tiền; là một trong những trụ cột nền tảng của công tác phòng, chống rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế. Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 không quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền cấp độ quốc gia, ngành và tại từng tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của đối tượng báo cáo cũng như hoạt động của thanh tra, giám sát phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của các bộ, ngành. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền được nêu ra tại khuyến nghị số 1 trong bộ 40 khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF). Do vậy, việc bổ sung quy định “đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền” là rất cần thiết.

Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tiễn, đặc biệt là khuyến nghị của FATF và báo cáo kết quả đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), đề nghị bổ sung quy trình “đánh giá rủi ro ngành về rửa tiền” nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện công tác thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền đối với các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền và là một trong những yêu cầu thuộc nhóm vấn đề then chốt và cơ bản trong công tác phòng, chống rửa tiền; đồng thời, đáp ứng yêu cầu xử lý các thiếu hụt của Việt Nam liên quan đến phòng, chống rửa tiền của APG.

Về đối tượng báo cáo tại điểm k khoản 1 Điều 4 quy định tổ chức tài chính là tổ chức được cấp giấy phép để thực hiện một số hoạt động theo quy định, trong đó có hoạt động: “Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị cân nhắc việc quy định chung hoạt động quản lý danh mục vốn đầu tư gắn với hoạt động quản lý danh mục chứng khoán và thiết kế lại quy định này cho phù hợp, đảm bảo thống nhất với các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn cũng cho rằng, để triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền đạt mục tiêu đề ra thì việc nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin nhận biết khách hàng là rất quan trọng để các đối tượng báo cáo nắm bắt được khách hàng của mình. Do vậy, các quy định tại mục 1, Chương II của dự thảo Luật cần được quy định cụ thể đảm bảo tính chặt chẽ để khi luật được thông qua sẽ dễ áp dụng trong thực tiễn.

Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định tại mục này (từ Điều 9 đến Điều 23) còn có một số nội dung đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, làm rõ: về xác định khách hàng giao dịch không thường xuyên; về thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức; về thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi; về cá nhân người nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế…

Đối với quy định về thời hạn báo cáo đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ tại khoản 2, Điều 37, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, quy định này sẽ rất khó khăn cho các tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ thời gian báo cáo, vì giao dịch đáng ngờ trong nhiều trường hợp sẽ bao gồm những chuỗi giao dịch liên quan đến nhiều khách hàng, nhiều bên liên quan đến giao dịch khác nhau dẫn đến quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá, báo cáo giao dịch đáng ngờ là rất phức tạp, cần phải có nhiều thời gian. Do vậy, để đám ứng mục tiêu báo cáo, thống nhất với quy định về hình thức báo cáo giao dịch đáng ngờ tại khoản 3, Điều 36 dự thảo luật; đặc biệt là các tổ chức tín dụng có đủ thời gian phân tích, đánh giá các dấu hiệu đáng ngờ, nâng cao chất lượng báo cáo, đề nghị ban soạn thảo điều chỉnh quy định báo cáo tại khoản 2, Điều 37 từ “2 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc 1 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện giao dịch đáng ngờ” lên từ 3 ngày đến 5 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh hoặc phát hiện giao dịch đáng ngờ.

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]