(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh”, năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4. Hiện nay, các sở, ngành, địa phương đã và đang tích cực áp dụng DVCTT mức độ 3 và 4 trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện khâu đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh”, năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4. Hiện nay, các sở, ngành, địa phương đã và đang tích cực áp dụng DVCTT mức độ 3 và 4 trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Công chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND TP Thanh Hóa hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

DVCTT mức độ 3 và 4 được đưa vào sử dụng nhằm tạo ra một phương thức giao dịch hiện đại, minh bạch giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức, cá nhân. Đây là bước tiến mới về cải cách hành chính, giảm thiểu tối đa công sức, thời gian cho người dân và chính quyền trong giải quyết các TTHC. Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 131/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh, năm 2017, Thanh Hóa triển khai cung cấp 683 DVCTT mức độ 3 và 4 ở cả 3 cấp, trong đó cấp tỉnh 593 dịch vụ, cấp huyện 83 dịch vụ và cấp xã 7 dịch vụ. Năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành danh mục DVCTT mức độ 3 và 4, trong đó cấp tỉnh 230 dịch vụ, cấp huyện 80 dịch vụ, cấp xã 28 dịch vụ. Các đơn vị triển khai thực hiện DVCTT mức độ 3 và 4 nhiều như Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch 34 TTHC; Sở Thông tin và Truyền thông 34 TTHC, Sở Công Thương 32 TTHC; Sở Y tế 19 TTHC...

Tại TP Thanh Hóa, việc áp dụng DVCTT đã giúp các cơ quan, đơn vị Nhà nước giảm được áp lực công việc, kết quả giải quyết TTHC nhanh hơn, thuận tiện và khoa học hơn. Hiện nay, TP Thanh Hóa có 80 TTHC cấp huyện, 28 TTHC cấp xã áp dụng DVCTT mức độ 3 tại địa chỉ: http://motcua.thanhhoacity.gov.vn. Đầu năm 2019, UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa triển khai và đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử và phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử. Trong đó, phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử là công cụ để tin học hóa các quy trình nội bộ đối với việc tiếp nhận, thụ lý, xử lý, phê duyệt và trả kết quả hồ sơ hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đồng thời sẵn sàng cung cấp DVCTT ở mức độ 4. Sau một thời gian thực hiện, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhưng số hồ sơ trực tuyến phát sinh rất thấp, trong đó số hồ sơ giao dịch thành công chỉ đạt dưới 3%, chủ yếu thuộc 2 lĩnh vực là đăng ký kinh doanh và tư pháp - hộ tịch.

Xác định việc đưa DVCTT đi vào hoạt động là giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, huyện Thiệu Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, huyện đã phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa triển khai ứng dụng phần mềm DVCTT tới tận các xã, thị trấn và các điểm bưu điện văn hóa xã; tổ chức tập huấn cho các địa phương để hướng dẫn người dân biết cách sử dụng. Toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết TTHC được thực hiện thông qua các trang thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân. Hiện nay, huyện Thiệu Hóa có thể giải quyết 70 TTHC ở mức độ 3 và 4. Mặc dù huyện Thiệu Hóa và các xã, thị trấn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng DVCTT, nhưng thời gian qua toàn huyện không có phát sinh hồ sơ, nghĩa là người dân và doanh nghiệp không sử dụng.

Những tiện ích mà DVCTT đem lại là rất lớn, người dân và doanh nghiệp có thể làm việc với các cơ quan hành chính Nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet mà không cần phải đi lại nhiều lần. Dù có nhiều tiện ích nhưng việc tiếp nhận hồ sơ thông qua DVCTT mức độ 3 và 4 những năm qua chưa nhiều. Nguyên nhân là do nhiều tổ chức, công dân chưa biết đến dịch vụ này; đa số tổ chức, công dân luôn có tâm lý e ngại, sợ thất lạc hồ sơ khi gửi qua mạng nên thường đến nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trình độ và điều kiện sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, người cao tuổi còn nhiều hạn chế là rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận các DVCTT. Trong khi đó, dữ liệu thông tin liên quan đến TTHC được cung cấp ở mức độ 3 và 4 trên website của các địa phương, đơn vị còn thiếu, cập nhật chưa đầy đủ, khó tra cứu, khó sử dụng. Công tác tuyên truyền về những tiện ích của DVCTT cũng chưa được đẩy mạnh nên tỷ lệ người dân và doanh nghiệp giải quyết TTHC theo hình thức này còn thấp.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành 100% DVCTT mức độ 3 và 30% DVCTT mức độ 4 theo Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020” của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để thu hút ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân truy cập nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC trực tuyến. Trong đó, cần chú trọng đến việc xây dựng tài liệu giới thiệu dịch vụ, nêu bật được các lợi ích người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; tài liệu hướng dẫn cần được thể hiện dưới dạng các hình ảnh minh họa, video hướng dẫn thực hiện cụ thể từng bước. Từ đó, giúp người dân thay đổi thói quen, dần dần từ bỏ phương thức giao dịch kiểu cũ với cơ quan Nhà nước, từng bước tiến tới sử dụng internet là kênh cung cấp dịch vụ chính đối với công dân. Cùng với đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc triển khai DVCTT mức độ 3 và 4, trong đó đề cao vấn đề về an toàn trong quá trình cung cấp DVCTT; đồng thời nâng cao năng lực, nghiệp vụ quản lý, sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ chuyên trách để việc xử lý hồ sơ trực tuyến đạt hiệu quả.

Bài và ảnh: Thu Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]