(Baothanhhoa.vn) - Từ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước cùng với khát vọng làm giàu, những người nông dân tỉnh Thanh đã biến hàng nghìn ha đất cằn hoang hóa thành những cánh đồng chuyên canh hàng hóa, những trang trại có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đất cằn nở hoa

Từ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước cùng với khát vọng làm giàu, những người nông dân tỉnh Thanh đã biến hàng nghìn ha đất cằn hoang hóa thành những cánh đồng chuyên canh hàng hóa, những trang trại có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trang trại trồng cây ăn quả của gia đình anh Phan Đình Châu, ở xã Cao Thịnh (Ngọc Lặc) hàng năm cho thu nhập cao.

Đến xã Xuân Thành (Thọ Xuân), chúng tôi thật sự ấn tượng với trang trại trồng cây cam, bưởi kết hợp với chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Trí Tám, người nông dân với tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Ra đón chúng tôi, trên tay xách giỏ trái cây, anh Tám tươi cười nói: Trang trại đang trong vụ thu hoạch cam, bưởi nên ai cũng bận rộn. Dẫn chúng tôi qua con đường đất nhỏ dẫn vào bên trong trang trại, anh say sưa kể về quá trình “khởi nghiệp” của mình. Với bản tính mạnh mẽ, năm 2008 anh Tám quyết tâm mua lại 3 ha đất cằn cỗi tại địa phương với giá 200 triệu đồng. Việc mua khu đất này của anh lúc đầu được cho là một việc làm mạo hiểm vì không nhìn thấy tương lai. Ngay cả vợ anh là một cán bộ kế toán của huyện cũng phản đối kịch liệt. Nhưng bằng kinh nghiệm và ý chí quyết tâm của một con người biết nhìn xa trông rộng anh đã thấy được tiềm năng ở khu đất cằn cỗi này. Với khu đất rộng rãi thoáng đãng này anh có thể thả sức tung hoành thực hiện mơ ước của mình. Anh bắt tay vào xây dựng trang trại. Theo anh, muốn trồng hay nuôi một con gì thì cũng phải đầu tư “mạnh tay” và biết vận dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) một cách có hiệu quả nhất. Anh đã từng phải bỏ tiền đi sang các nước châu Âu để học tập cách chăn nuôi theo công nghệ hiện đại, mời những chuyên gia đầu ngành về trồng trọt, chăn nuôi ngoài Hà Nội, trong TP Hồ Chí Minh về tư vấn cho mình. Khi đã có một kiến thức kha khá trong tay, anh mới bước vào thực hiện. Anh quyết định xây chuồng trại theo kiểu hiện đại, trong đó anh dành gần 2 ha để trồng cam, bưởi. Mỗi tháng trung bình trang trại gia đình anh cho xuất chuồng khoảng 200 con lợn thịt. Chỉ tính riêng doanh thu từ lợn, cam và bưởi, hiện nay trang trại của gia đình anh cho thu lãi 300 đến 400 triệu đồng/năm.

Được “mục sở thị” trang trại tổng hợp của gia đình anh Lê Công Nam, ở xã Vạn Thắng (Nông Cống) chúng tôi không khỏi “choáng ngợp” bởi quy mô, diện tích, sự chuyên nghiệp từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất. Bằng giọng từ tốn, anh Nam kể: Năm 2006, sau khi xuất ngũ trở về quê lập nghiệp, anh đã trải qua những năm tháng gian nan nhất trên quê hương mình. Năm 2010, nhờ có sự động viên giúp đỡ từ phía gia đình, anh Nam mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng vào phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp trên diện tích đất 4,2 ha. Thời gian đầu khi bắt tay vào xây dựng trang trại, dẫu gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm thoát nghèo người thanh niên trẻ này đã vượt lên tất cả. Sau hơn 8 năm, anh Lê Công Nam đã biến bãi đất hoang khô cằn trở thành những ao cá, vườn cây xanh tươi, trù phú. Hiện nay, trung bình mỗi năm, trang trại của gia đình anh cho thu lãi trên 300 triệu đồng.

Trên đây chỉ là số ít những “ông chủ” có đam mê làm giàu từ nông nghiệp. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng những người như anh Tám, anh Nam, vẫn quyết tâm sống trọn với ước mơ của mình. Nhiệt huyết của các anh cũng như hàng vạn người con xứ Thanh đang nỗ lực, cố gắng làm giàu cho gia đình và quê hương. Bà Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Để tạo điều kiện giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi đất cằn hoang hóa, vùng sâu trũng thành những cánh đồng chuyên canh hàng hóa, hàng năm các cấp hội nông dân trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp; động viên hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn làm tốt vai trò cầu nối với các ngân hàng nhằm tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi các loại cây cho giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây phù hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hộ gia đình sang sản xuất mang tính chất nhóm, tổ... Từ trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của giai cấp nông dân Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có hơn 21 vạn hộ gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, là lực lượng góp công không nhỏ vào việc chuyển đổi 4.286 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao, như: Ớt xuất khẩu, khoai tây, thanh long ruột đỏ và rau màu các loại... của ngành nông nghiệp tỉnh nhà.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]