(Baothanhhoa.vn) - Từ một xã biên giới với nhiều khó khăn và lực cản, nhất là cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng hiện nay diện mạo Pù Nhi đang từng ngày khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Thành quả đó là nhờ Đảng bộ xã đã phát huy lãnh đạo, khơi gợi ý chí tự lực, tự vươn lên thoát nghèo bền vững của đồng bào các dân tộc địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ xã Pù Nhi phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác giảm nghèo

Từ một xã biên giới với nhiều khó khăn và lực cản, nhất là cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng hiện nay diện mạo Pù Nhi đang từng ngày khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Thành quả đó là nhờ Đảng bộ xã đã phát huy lãnh đạo, khơi gợi ý chí tự lực, tự vươn lên thoát nghèo bền vững của đồng bào các dân tộc địa phương.

Đảng bộ xã Pù Nhi phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác giảm nghèo

Cây đào lai hiện đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào Mông bản Pù Toong, xã Pù Nhi.

Nằm cách trung tâm huyện Mường Lát hơn 10 km về phía Tây, xã Pù Nhi có 1.214 hộ dân, với 5.640 nhân khẩu, bao gồm 6 dân tộc anh em là Mông, Thái, Dao, Mường, Khơ Mú cùng sinh sống đoàn kết; trong đó đồng bào Mông chiếm khoảng 74% dân số toàn xã. Địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn khiến cho kinh tế nơi đây chậm phát triển. Dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình sản xuất mới, anh Phạm Văn Sơn, bí thư đảng ủy xã cho biết: “Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, do vậy, hàng năm, đảng ủy xã tập trung xây dựng nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Đặc biệt, đảng bộ xã chủ động phối hợp với Đồn Biên phòng Pù Nhi đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện và xã đến cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân. Từ đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự vươn đẩy lùi đói, nghèo bằng lao động, bằng phát triển sản xuất trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của đội ngũ đảng viên, già làng, trưởng bản trong các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, nhất là phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Nơi chúng tôi dừng chân là bản Pù Toong. Bản có 74 hộ dân, với 324 nhân khẩu, 100% dân số là đồng bào Mông. Anh Sơn phấn khởi khoe: “Đầu năm 2021 vừa qua, Pù Toong đã trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên trong tỉnh về đích nông thôn mới. Kỳ tích ấy được tạo nên nhờ sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân bản Pù Toong”. Để có một Pù Toong khởi sắc như hôm nay, có sự chung tay góp sức từ những công trình “Nhà nước và Nhân dân” cùng làm và hiệu quả từ những mô hình sản xuất mới. Chỉ tay về phía vườn đào xum xuê quả ven sườn núi, bí thư đảng ủy xã giới thiệu đó là mô hình sản xuất của ông Lâu Văn Chá, đảng viên cao tuổi của bản Pù Toong. Với tinh thần nêu gương, ông đã tiên phong cải tạo 2 ha đất ven sườn núi để trồng đào, mận và ngô. Không những vậy ông còn tận dụng các khe suối để đào ao thả cả, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm có thêm thu nhập. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông Chá có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ mô hình sản xuất trên và là điển hình kinh tế của bản. Được biết, từ nguồn vốn hỗ trợ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 (Quân khu 4), bản Pù Toong có 26 hộ dân đã quy hoạch lại diện tích đất vườn rừng để trồng mới 10 ha đào lai và hơn 2 ha mít Thái. Giờ đây, cây đào lai, mít Thái đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào Mông bản Pù Toong.

Xác định kinh tế lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo, vì thế ngoài khuyến khích người dân khai hoang mở rộng diện tích lúa, đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại nhỏ. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của xã là 2.320 con và bình quân mỗi hộ dân trong xã có 2 con trâu, bò. Bên cạnh đó, xã Pù Nhi cũng đã thực hiện hiệu quả công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng. Trong 5 năm qua, toàn xã trồng mới 843 ha rừng, nâng tổng diện tích rừng trồng và được giao khoanh nuôi bảo vệ lên 4.350 ha. Ngoài ra, cấp ủy đảng, chính quyền xã tiếp tục triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ đến các hộ dân. Trong thời gian qua, xã đã trao 201 con trâu, bò, dê cho các hộ dân nghèo để tạo sinh kế. Đồng thời, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ xã đã xây dựng mô hình nuôi gà Mông với 30 hộ dân tham gia; thực hiện dự án trồng cây ăn quả tại các bản: Cơm, Pù Ngùa, Pù Toong, Cá Nọi và Hua Pù. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã được nâng lên 15,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42,85%, hộ cận nghèo giảm còn 8,44%.

Từ kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ xã Pù Nhi phấn đấu mỗi năm giảm từ 7% hộ nghèo trở lên. Để đạt mục tiêu này, cấp ủy đảng, chính quyền xã tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp đồng bào phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo.

Bài và ảnh: Hòa Bình


Bài và ảnh: Hòa Bình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]