(Baothanhhoa.vn) - COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12-2019 và có tốc độ lây lan nhanh chóng tại nhiều thành phố của Trung Quốc. Đến nay, 28 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc vi rút. Dịch bệnh đã gây ra nhiều hậu quả tồi tệ, đặc biệt là đã cướp đi tính mạng của hàng ngàn người chỉ trong một thời gian ngắn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

COVID -19: Cần nhận thức đúng để có cách ứng xử phù hợp

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12-2019 và có tốc độ lây lan nhanh chóng tại nhiều thành phố của Trung Quốc. Đến nay, 28 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc vi rút. Dịch bệnh đã gây ra nhiều hậu quả tồi tệ, đặc biệt là đã cướp đi tính mạng của hàng ngàn người chỉ trong một thời gian ngắn.

COVID -19: Cần nhận thức đúng để có cách ứng xử phù hợp

Thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh.

Thanh Hóa là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam công bố dịch, cũng đồng thời được đánh giá là địa phương đã có phản ứng kịp thời trước sự xâm lấn của dịch bệnh. Ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 24-1-2020, tỉnh đã kích hoạt ngay các phương án xử lý và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch. Đến nay, mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, song Thanh Hóa vẫn đang đứng trước nhiều mối nguy cơ do diễn biến phức tạp của dịch. Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến 10 giờ 30 ngày 13-2-2020, trên địa bàn tỉnh có 13 bệnh nhân nghi nhiễm COVID -19. Trong đó có 12 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID -19, 1 bệnh nhân đang chờ kết quả hiện đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn. Bên cạnh đó, có 1 trường hợp người Thanh Hóa đi tàu biển từ Trung Quốc về Quảng Trị, hiện đang được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa. Đồng thời, 3 lao động trở về từ xã Sơn Lôi, huyện Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc, đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc. Hiện sức khỏe của các trường hợp nêu trên vẫn bình thường. Ngoài ra, 13 người có tiếp xúc với bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, cũng đang được theo dõi tại gia đình; 915 lao động Việt Nam từ Trung Quốc trở về được cách ly tại gia đình và 637 người Trung Quốc được cách ly tại doanh nghiệp.

COVID -19: Cần nhận thức đúng để có cách ứng xử phù hợp

Có thể nói, sự nguy hiểm của COVID - 19 đã vượt qua sức tưởng tượng của con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu. Đồng thời, đại dịch này đã đặt ra yêu cầu đối cấp thiết đối với các địa phương, đặc biệt là những tỉnh nằm trong “tâm dịch”. Đó là cần nhiều hơn nữa những hành động cụ thể, thiết thực, khẩn cấp, nhằm ngăn chặn một thảm họa y tế có thể xảy ra. Trước thực trạng dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tại hội nghị giao ban công tác phòng chống dịch COVID-19 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành, cơ quan, đơn vị không được chủ quan, lơi là trong phòng chống dịch. Theo đó, phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như đang có dịch. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc giám sát, cách ly các đối tượng nghi nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm và bao vây dập dịch ngay từ khi mới phát sinh.

Để chủ động, kịp thời đối phó với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, thì y tế vẫn là “mũi chủ lực”. Để phòng tuyến này luôn vững vàng trước dịch COVID-19, trước mắt, hệ thống y tế vẫn phải tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch, với phương châm 4 tại chỗ (Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ). Thực hiện nghiêm việc cách ly, giám sát, truyền thông và điều trị. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, các biện pháp giám sát, dự phòng lây nhiễm. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp, các ngành trong công tác triển khai phòng chống dịch. Duy trì các đội phản ứng nhanh và thiết lập đường dây nóng cập nhật thông tin về dịch bệnh… Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời và trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền các cấp, thì phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao ý thức của người dân trong việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, là hết sức quan trọng và cần thiết.

Cần nhấn mạnh rằng, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về mỗi cá nhân. Khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường như lúc này, thì mỗi người dân cần thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của ngành Y tế, nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ mắc COVID-19. Đồng thời, cần có nhận thức đúng đắn về dịch bệnh COVID-19, bởi có hiểu biết đúng thì mới có căn cứ để phòng, chống dịch đúng cách. Hiểu đúng ở đây, trước hết là hiểu về cơ chế lây lan dịch để không thờ ơ, xem nhẹ nguy cơ nhiễm bệnh; hoặc quá hoang mang hay lo sợ thái quá về nó. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Còn nếu cảm thấy có các dấu hiệu của bệnh mà chưa kịp đến bệnh viện, thì phải tự cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.

Ngoài ra, hiểu đúng về dịch bệnh còn là tiếp cận thông tin đúng, dựa theo các nguồn tin chính thống và chính thức của Bộ Y tế, các cơ quan báo chí và cổng thông tin điện tử của chính quyền các cấp. Từ đó, tránh việc tin theo các thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là thông tin rác, thông tin bịa đặt “câu like” trên mạng xã hội, gây hoang mang cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời, những người sử dụng mạng xã hội phải cân nhắc khi chia sẻ, trích dẫn các nguồn tin và hình ảnh liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Bởi nếu đăng thông tin sai, ngoài việc bị pháp luật xử lý, còn có thể làm tình trạng dịch bệnh xấu thêm, do tác động sai lệch đến hiểu biết và nhận thức của nhiều người khác.

Mỗi cá nhân cần nhận thức đúng để có hành động đúng. Đồng thời, nhận thức đúng để mỗi người cùng chung tay cộng đồng trách nhiệm, nhằm ứng phó với đại dịch.

Một số thông tin về COVID -19 để người dân biết và chủ động phòng ngừa:

COVID-19 là gì?

Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, là chủng hoàn toàn mới trong họ virus Corona và có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. COVID-19 là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

COVID-19 lây lan như thế nào?

Virrus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

COVID-19 có những triệu chứng và biến chứng nào?

Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc COVID -19 từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, COVID có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Khuyến cáo của Bộ Y tế để chủ động phòng bệnh viêm phổi cấp do COVID-19:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Những người trở về các quốc gia có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]