Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hậu Lộc tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho hội viên phụ nữ xã Hải Lộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác lãnh đạo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện Hậu Lộc

(THO) - Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đến năm 2020” thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội huyện Hậu Lộc đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh ATTP.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hậu Lộc tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho hội viên phụ nữ xã Hải Lộc.

Ngay sau khi Nghị quyết 04 được ban hành, huyện Hậu Lộc đã xây dựng kế hoạch hành động và thành lập văn phòng điều phối vệ sinh ATTP huyện, hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP và ban nông nghiệp xã, thị trấn. Tập trung tham mưu xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với nông sản thực phẩm; quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm gắn với các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ với việc quản lý quy hoạch, tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ hạ tầng để thực hiện quy hoạch; ban hành quy định tiêu chí và trình tự, thủ tục công nhận bếp ăn tập thể đạt tiêu chí đảm bảo vệ sinh ATTP: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm được đưa vào chế biến; thực hiện ký cam kết và kiểm tra thực hiện cam kết đảm bảo vệ sinh ATTP của đơn vị có bếp ăn tập thể với cơ quan quản lý chuyên ngành về vệ sinh ATTP: Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí và quy trình công nhận chợ, phường, xã, cửa hàng vệ sinh ATTP, quy định trách nhiệm trong quản lý chợ, cửa hàng vệ sinh ATTP... Tại cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền, đơn vị đã xây dựng chương trình hành động để triển khai với cách làm cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đánh giá, sơ kết việc thực hiện, tổ chức chỉ đạo cơ sở, phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP. Ngoài ra, huyện cũng tăng cường tổ chức học tập, quán triệt trong các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và đến đông đảo các tầng lớp nhân dân thông qua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã; đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn phát tin, bài liên quan đến công tác đảm bảo ATTP... Qua đó đã giúp cho cán bộ, đảng viên và đông đảo người dân có nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản của nghị quyết và tầm quan trọng của vệ sinh ATTP đối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức về vệ sinh ATTP, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn xây dựng vùng sản xuất rau an toàn và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: Lúa gạo, rau - củ - quả, thịt gia súc, gia cầm và thủy sản. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho 197 cơ sở đủ điều kiện ATTP... Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP. Từ năm 2017 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP và Ban Chỉ đạo 389 huyện Hậu Lộc đã tổ chức kiểm tra được 65 cơ sở và phát hiện xử phạt 56 cơ sở vi phạm với số tiền 113 triệu đồng do các cơ sở chưa được thẩm định đủ điều kiện vệ sinh ATTP, chưa cập nhật kiến thức ATTP hằng năm theo quy định. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm bị xử lý chủ yếu là vi phạm các quy định về sử dụng nguyên liệu trong sản xuất, chế biến thực phẩm; việc bảo đảm các quy định về điều kiện vệ sinh ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; vi phạm về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, bao gói chứa đựng thực phẩm...

Trong quá trình triển khai thực hiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hậu Lộc đã tích cực triển khai và có nhiều cách làm sáng tạo được đánh giá cao. Nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình hội viên và người tiêu dùng, hội LHPN huyện chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở hội xây dựng mô hình vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh và buôn bán. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 8 mô hình trồng rau, củ, quả, cây dược liệu an toàn tại các xã Hải Lộc, Quang Lộc, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Hoa Lộc, Lộc Thịnh, Đa Lộc và Lộc Sơn; 2 mô hình chế biến nước mắm sạch, hải sản sạch của xã Minh Lộc và Ngư Lộc; 1 mô hình nấu rượu an toàn của xã Tiến Lộc; 3 mô hình quán ăn đảm bảo vệ sinh ATTP; phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày hội “cơm ngon, con khỏe” tại xã Phú Lộc, thu hút hơn 400 cán bộ, hội viên tham dự. Phụ nữ Công an huyện Hậu Lộc có mô hình vườn rau sạch và giám sát bếp ăn tập thể. Trong các mô hình, hội viên phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy trình khoa học. Ngoài ra, 100% xã, thị trấn tổ chức sinh hoạt hội viên chủ đề vệ sinh ATTP, vận động trên 80% hội viên ký cam kết thực hiện việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, 100% gia đình hội viên có điều kiện về đất đai cam kết có vườn rau an toàn.

Nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh ATTP, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng vệ sinh ATTP, trong thời gian tới, huyện Hậu Lộc tiếp tục tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh có liên quan đến thực phẩm đảm bảo bán các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh ATTP, góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng.


Bài và ảnh: Nguyễn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]