(Baothanhhoa.vn) - Sáng 9-12, tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án TAND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả công tác thi hành án hình sự năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023. Báo Thanh Hóa xin đăng tải tóm tắt nội dung báo cáo như sau:

Công tác giải quyết, xét xử và thi hành án hình sự đã khắc phục được tình trạng để án quá hạn luật định, chất lượng giải quyết các loại vụ án được nâng lên

Sáng 9-12, tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án TAND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả công tác thi hành án hình sự năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023. Báo Thanh Hóa xin đăng tải tóm tắt nội dung báo cáo như sau:

Công tác giải quyết, xét xử và thi hành án hình sự đã khắc phục được tình trạng để án quá hạn luật định , chất lượng giải quyết các loại vụ án được nâng lên

Năm 2022, TAND hai cấp tỉnh Thanh Hoá đã triển khai, thực hiện công tác chuyên môn trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tòa án hai cấp đã quyết tâm cao để cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm công tác đã đề ra, kết quả thực hiện công tác chuyên môn của TAND hai cấp ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

Cụ thể: Chưa có trường hợp nào bị kết án oan người không phạm tội; không bỏ lọt tội phạm; tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường và thực chất; đã khắc phục được tình trạng để án quá hạn luật định; chất lượng giải quyết các loại vụ án được nâng lên.

Án bị hủy, bị sửa thấp hơn nhiều so với quy định của TAND tối cao (82 vụ = 0,33%, trong khi tỷ lệ quy định là 1,5%); việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo được xem xét, giám sát chặt chẽ hơn, thực hiện đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; tỷ lệ hòa giải trong giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình tăng hơn so với cùng kỳ. Các lĩnh vực công tác khác tiếp tục có nhiều chuyến biến tích cực, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của TAND.

Bên cạnh công tác giải quyết, xét xử các loại án, TAND hai cấp đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và của TAND tối cao, cụ thể: Thực hiện Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP và các văn bản hướng dẫn thi hành của TAND tối cao về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử TAND. Công khai 5.528 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cổng thông tin điện tử TAND.Thực hiện Hướng dẫn số 136/HD-TANDTC ngày 30-3-2017 của TAND tối cao hướng dẫn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tòa án hai cấp đã tố chức 161 (cấp tỉnh 16, cấp huyện 145) phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến.

Thực hiện Kế hoạch 49/2022/KH-TANDTC của TAND tối cao về việc triển khai áp dụng phần mềm Trợ lý ảo cho Thẩm phán, đã có 100% các Thẩm phán trong TAND hai cấp sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn. Triển khai thực hiện Nghị quyết 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Tòa án hai cấp đã tổ chức 30 phiên tòa trực tuyến, trong đó tổ chức xét xử trực tuyến 1 vụ án hành chính. Thực hiện Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, các trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã nhận 2.829 đơn đủ điều kiện hòa giải, đối thoại; kết quả giải quyết các vụ, việc đương sự đồng ý hòa giải: Người khởi kiện rút đơn 154 vụ; không tiến hành hòa giải, đối thoại được 281 vụ; hòa giải đối thoại không thành 557 vụ; hòa giải thành công 1.556 vụ (55%). Việc thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã góp phần giảm số lượng án phải giải quyết so với cùng kỳ, giảm áp lực cho Thẩm phán, thuận lợi cho tổ chức, công dân, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và tạo sự đoàn kết trong nội bộ Nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết, xét xử các loại án của Tòa án hai cấp trong năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Tỷ lệ giải quyết án dân sự, án hành chính ở một số đơn vị không đạt chỉ tiêu. Số vụ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử vẫn còn. Một số đơn vị chưa tổ chức được phiên tòa xét xử trực tuyến theo Nghị quyết 33 của Quốc hội. Việc gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho cơ quan liên quan ở một số đơn vị còn chậm so với thời hạn theo quy định; vẫn còn có số ít bản án tuyên không rõ, khó thi hành; việc giải thích bản án theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án có trường hợp còn chậm.

Một số Thẩm phán chưa sát sao đôn đốc các cơ quan liên quan trong việc cử người đại diện và cung cấp chứng cứ, vì vậy, thời hạn giải quyết một số loại án bị kéo dài, dẫn đến tỷ lệ giải quyết án hành chính, dân sự ở một số đơn vị đạt thấp.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, TAND hai cấp đề ra các giải pháp trọng tâm, đó là: Tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo, phát huy tính sáng tạo và đề cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ xét xử, hoạt động công vụ và công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp có hành vi vi phạm. Nâng cao chất lượng tập huấn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; trong đó, chú trọng việc thông qua tập huấn để rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Phối hợp tổ chức các lóp học để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức. Đổi mới và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án hai cấp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp ở Tòa án cấp huyện, để bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị có số lượng công việc nhiều biên chế ít, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo; làm tốt công tác quy hoạch, đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán và các chức vụ quản lý của Tòa án nhân dân hai cấp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan Đảng, chính quyền ở địa phương để triển khai thực hiện tốt các mặt công tác của Tòa án. Trong đó, chú trọng việc phối hợp với Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp tổ chức tốt việc thực hiện tranh tụng tại các phiên tòa và thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm.

Ngoài ra, để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 và một số giải pháp cơ bản mà Nghị quyết của TAND tối cao đã đề ra; TAND hai cấp tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác xét xử và thi hành án hình sự năm 2023, đó là:

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp liên quan đến TAND; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị theo chuyên đề năm 2023, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương ương 4 Khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tiếp tục triển khai sâu rộng, toàn diện, quyết liệt 14 giải pháp về nâng cao chất lượng xét xử các loại án của TAND tối cao. Tập trung đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. Kiên quyết không xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất những bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự và đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính. Khắc phục triệt để việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án thiếu căn cứ, cũng như việc án tuyên không rõ ràng. Nâng cao chất lượng xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án. Tăng cường kiểm tra nghiệp vụ và công tác thi hành án hình sự; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Tăng cường tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp; đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án lớn, dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Cùng với đó, tiếp tục quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều hành; tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giải quyết công việc tại Tòa án.

Tăng cường chất lượng nội dung tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Thẩm phán, cán bộ, công chức. Triển khai sâu rộng phong trào thi đua yêu nước trong TAND hai cấp hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2023)...

Để công tác xét xử và thi hành án hình sự năm 2023 tiếp tục đạt hiệu quả, chất lượng, TAND hai cấp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các cấp cử người đại diện tham gia các phiên hòa giải, đối thoại và phiên tòa xét xử các vụ án hành chính, dân sự, để Tòa án giải quyết vụ án đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, tránh gây bức xúc cho người dân khi phải đi lại nhiều lần do vắng mặt.

UBND các cấp hỗ trợ kinh phí cho Tòa án 2 cấp để mua sắm trang thiết bị tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội; Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, ngày 15/12/2021 về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Quyết định số 512A/QD-TANDTC, ngày 19/11/2021 của TAND tối cao quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Lê Phượng (lược ghi)


Lê Phượng (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]