(Baothanhhoa.vn) - Sau cuộc họp phòng chuẩn bị cho kiểm điểm, đánh giá cán bộ cuối năm, mấy đồng nghiệp đặt vấn đề xin mẫu bản kiểm điểm cá nhân, còn tranh thủ hỏi nên như thế nào khi đóng góp ý kiến kiểm điểm lãnh đạo phòng. Không hỗ trợ thì mang tiếng khó khăn, mà hỗ trợ thì khó coi. Đây có phải lần đầu đâu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cầu thị để... “chữa bệnh”

Sau cuộc họp phòng chuẩn bị cho kiểm điểm, đánh giá cán bộ cuối năm, mấy đồng nghiệp đặt vấn đề xin mẫu bản kiểm điểm cá nhân, còn tranh thủ hỏi nên như thế nào khi đóng góp ý kiến kiểm điểm lãnh đạo phòng. Không hỗ trợ thì mang tiếng khó khăn, mà hỗ trợ thì khó coi. Đây có phải lần đầu đâu.

Cầu thị để... “chữa bệnh”

Bên bàn trà ở khu phố, như vẫn chưa hết bức xúc, hàng xóm nhà tôi phàn nàn tình trạng sao chép báo cáo, sao chép kiểm điểm ở cơ quan mình.

Câu chuyện của anh khơi mào cho một cuộc tranh luận sôi nổi. Những người có mặt chia làm hai phe. Một số người ủng hộ quan điểm rằng, mình làm chuyên môn tối ngày bận rộn với công việc, chưa xong việc này thì đã có việc khác, thì thời gian đâu mà viết báo cáo, làm kiểm điểm, rồi đóng góp ý kiến cho cấp trên. Mà nói thật là có kiểm điểm, đóng góp ý kiến chân thành, thẳng thắn, cũng chưa chắc đã được cấp trên tiếp nhận, đồng nghiệp lắng nghe. Với lại việc năm nào chả thế, báo cáo, kiểm điểm sao chép từ năm này sang năm khác cũng được. Những vị trí công việc giống nhau cũng nên kiểm điểm giống nhau. Thời gian dành để làm việc.

Trong khi đó số ít còn lại cho rằng báo cáo, kiểm điểm là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Đó cũng là thước đo về nhân cách cán bộ. Trong số người đánh cắp, thì đánh cắp trí tuệ của người khác là sự đánh cắp rất đáng lên án. Đã vào cơ quan Nhà nước thì ai cũng có khả năng để viết một bản kiểm điểm, vài ba bản báo cáo, có mất nhiều thời gian lắm đâu. Sao chép báo cáo cũng là một biểu hiện của suy thoái.

Cả người sao chép và người cho sao chép đều vi phạm nguyên tắc. Còn kiểm điểm, đóng góp ý kiến cho cấp trên là nghĩa vụ của cấp dưới, để chất lượng lãnh đạo, điều hành của cấp trên tốt hơn, đơn vị có lợi hơn, mình cũng được hưởng lợi.

Cuộc tranh luận chỉ kết thúc khi một số người được nhắn tin “mời” về nhà để tránh xảy ra xung đột như một số lần tranh luận trước.

Câu chuyện sao chép báo cáo, lười tham luận, ngại đấu tranh, a dua với cấp trên, thỏa hiệp với đồng cấp và cấp dưới không phải bây giờ mới xảy ra và cũng không phải chỉ có ở mình cơ quan hàng xóm nhà tôi. Nhiều người cho rằng đó là điều đương nhiên phải thế, một tất yếu sinh tồn ở môi trường công sở để có thể tồn tại và phát triển. Không phải cái gì thẳng thắn cũng tốt. Phải tùy điều kiện, hoàn cảnh... Có người còn không ngại ngần mà nói rằng, ôi dào có góp ý, kiểm điểm, hay viết báo cáo, thì cũng là “diễn” cả thôi mà. Mấy ai dại đến mức đưa lưng cho người khác đấm đâu. Có trăn trở, mất công viết báo cáo, kiểm điểm, thì cũng thế. Chi bằng cứ lấy cái năm ngoái hay mượn của người khác mà “xào xáo” lại cho đỡ mất thời gian, mà giống nhau cả có muốn trách cũng chả biết trách ai. Nói thật là mình mượn của đồng nghiệp họ lại đánh giá mình chân thành, tôn trọng họ, biết đâu lại quý mình ấy chứ.

Để khắc phục “căn bệnh mãn tính” này đòi hỏi người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thật sự muốn nghe các thành viên trong tập thể nói thẳng, nói thật; khuyến khích các thành viên dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh. Nhược bằng không, thì chẳng ai dại gì mà giơ đầu chịu báng cả, bệnh càng khó để chữa.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]