(Baothanhhoa.vn) - Ngày 29-10, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục làm việc ngày thứ 2, cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Ngày 29-10, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục làm việc ngày thứ 2, cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá cao dự thảo Đề án được chuẩn bị công phu, khoa học, có nhiều luận điểm, luận cứ, có tính tổng kết cao.

Trong 10 năm qua trường Chính trị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của trường, các ý kiến phát biểu đều thống nhất cần phải có Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên phát biểu tại hội nghị.

Trên cơ sở nội dung dự thảo Đề án, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến cụ thể vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trở thành Trường Chính trị trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi nhận và đánh giá cao thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới, phong phú về loại hình đào tạo, đa dạng công tác bồi dưỡng. Nhà trường cũng có nhiều tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học được đánh giá là một trong những trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Việc sắp xếp bộ máy nhà trường, đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyển biến… Trong hệ thống Trường Chính trị tỉnh, thành phố, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là trường nằm trong tốp đầu cả nước.

Bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường cần nghiêm túc tiếp thu và khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở ý kiến của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất mục tiêu chung của Trường Chính trị là: Bám sát nhiệm vụ chính trị, tiếp tục đổi mới toàn diện, thực chất công tác lãnh đạo, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đẩy mạnh hoạt động tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học, xây dựng văn hóa trường Đảng chuẩn mực, kiểu mẫu, xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, tiến tới hiện đại và phấn đấu trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước.

Khi xây dựng các mục tiêu cụ thể của Đề án, Trường Chính trị tỉnh cần bám sát vào Quy định số 11 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn, nhưng phải xây dựng được tính đặc thù của tỉnh Thanh Hóa. Cần phải trả lời được câu hỏi đào tạo, bồi dưỡng hiện nay ở Thanh Hóa đang thiếu cái gì? Trường Chính trị tỉnh có cái gì là thế mạnh, có tiềm năng nổi trội, cơ hội khác biệt là gì?

Về nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để thực hiện bằng được Quy định 11 của Ban Bí thư. Trước hết, phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết, chủ trương của Tỉnh ủy. Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ, đảng viên, người lao động của nhà trường phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất, năng lực, uy tín, tạo chuyển biến mạnh mẽ. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải có tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Tiếp tục đổi mới toàn diện nhưng phải thực chất; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả các loại hình, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Tăng cường tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống. Xây dựng văn hóa trường Đảng phải chuẩn mực, kiểu mẫu…

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Trường Chính trị tỉnh tiếp thu ý kiến của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy để hoàn thiện lại Đề án, gửi Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Tỉnh ủy để thẩm định, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xem xét phê duyệt.

Cũng tại hội nghị các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025.

Các ý kiến đều cho rằng: Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 150/2015/NQ-HĐND ngày 11-12- 2015 của HĐND tỉnh khóa XVI về cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh đã tạo ra phong trào thi đua sâu rộng, mạnh mẽ trong việc huy động nguồn lực, phát huy tinh thần cộng đồng, ý thức, trách nhiệm của Nhân dân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia đóng góp, ủng hộ chủ trương phát triển giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh; đồng thời, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao tính chủ động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và Nhân dân trong việc xây dựng, bảo dưỡng, quản lý, bảo vệ công trình GTNT.

Nhìn chung, cơ chế khuyến khích phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành sát với thực tế và thực sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, cơ chế khuyến khích phát triển GTNT cũng đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tế, vì vậy việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2025 là cần thiết.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số chính sách, đề án quan trọng khác

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đồng tình với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 -2025. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến cụ thể về mức hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương được hỗ trợ để đẩy mạnh việc phát triển giao thông nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời lưu ý các xã đã đạt nông thôn mới trở lên sẽ không hưởng chính sách, mà dành chính sách cho các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào Đề án tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]